Thứ năm, 02/05/2024 15:58 (GMT+7)
Thứ sáu, 29/04/2022 19:00 (GMT+7)

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 29/4

Theo dõi KTMT trên

Nỗ lực trong phát triển nhà ở TP.HCM; Bất động sản tăng phi mã, nhà bỏ hoang động vào vẫn “bỏng tay”; Bất động sản tăng phi mã, nhà bỏ hoang động vào vẫn “bỏng tay”… là tin BĐS nổi bật trong ngày hôm nay.

Nỗ lực trong phát triển nhà ở TP. HCM

Là đô thị đặc biệt, trung tâm kinh tế của cả nước nên TP.HCM thường xuyên phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề chỗ ở cho người dân. Sau 47 năm kể từ ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2022), bộ mặt đô thị TP.HCM có nhiều thay đổi, chỗ ở người dân không ngừng được cải thiện.

Tuy nhiên đến nay, đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 và Chương trình phát triển đô thị TP.HCM đến năm 2030 vẫn chưa được phê duyệt dẫn đến khó khăn trong việc định hướng và xây dựng chỉ tiêu phát triển nhà ở tại từng khu vực.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 29/4 - Ảnh 1
Đường Võ Văn Kiệt được chỉnh trang xây dựng giúp người dân phát triển thêm nhiều nhà ở.

Theo kế hoạch này, TP.HCM chia làm 4 khu vực phát triển gồm: khu trung tâm (quận 1 và 3), khu vực nội thành hiện hữu ( gồm 11 quận: 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú), khu nội thành phát triển (Thành phố Thủ Đức và quận 7, 12, Bình Tân) và khu vực ngoại thành (gồm 5 huyện: Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi, Cần Giờ).

Các khu vực phát triển nhà ở riêng lẻ theo quy hoạch và thiết kế đô thị để đáp ứng nhu cầu về nhà ở, đồng thời xây mới hoặc cải tạo chỉnh trang đô thị đối với chung cư bị hư hỏng, xuống cấp cần đảm bảo hạ tầng kỹ thuật tương ứmg. Riêng khu vực ngoại thành phát triển nhà ở riêng lẻ theo quy hoạch để đáp ứng nhu cầu nhà ở trong quá trình đô thị hóa. Đồng thời, khuyến khích phát triển nhà ở theo dự án tại các thị trấn, khu dân cư nông thôn nơi đã có hạ tầng kỹ thuật kết nối đồng bộ với những tuyến giao thông chính.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM thì đến cuối năm 2021 Thành phố phát triển thêm được 4 triệu m2 nhà ở, nâng diện tích nhà ở bình quân đầu người gần 21 m2/người. Năm 2022 phấn đấu tăng thêm 6,6 triệu m2 sàn nhà ở và nâng diện tích nhà ở bình quân đầu người tối thiểu là 21,2 m2/người. Trong đó ở khu vực trung tâm hiện hữu là 20,8 m2/người, khu vực nội thành hiện hữu là 20,9 m2/người, khu vực nội thành phát triển là 21,1 m2/người và khu vực ngoại thành là 21,9 m2/người.

Bất động sản tăng phi mã, nhà bỏ hoang động vào vẫn “bỏng tay”

Tại Hà Nội, trong quý IV/2021, giá nhà phố ghi nhận giá trung bình cao nhất ở mức 381 triệu đồng/m2 thì sang đến quý I/2022 mức giá này đã lên tới 417 triệu đồng/m2. Thậm chí, nhà bỏ hoang cũng tăng giá gấp 2 lần.

Anh Nguyễn Hùng - một nhà đầu tư tại Hà Nội tranh thủ đi xem liền kề tại khu Tây Hà Nội, với mong muốn sở hữu để cho thuê kiếm lời. Tuy nhiên, vì giá cả ở nhiều dự án tăng mạnh khiến cuộc tìm kiếm của anh thất bại.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 29/4 - Ảnh 2
Ảnh minh họa.

“Tôi phát hoảng khi được biết giá liền kề, biệt thự thời điểm hiện tại. Nhiều căn từ cuối năm ngoái tới nay đã tăng đến vài tỷ đồng. Kế hoạch của tôi đang phải tạm gác lại vì giá biệt thự, liền kề liên tục tăng với tốc độ chóng mặt và biến độ tăng rất lớn”, anh Hùng nói.

Thực tế, ngay dịp sát Tết, nhu cầu tìm mua phân khúc này rất lớn dù mức tăng của phân khúc này vừa qua đã rất cao. Tuy nhiên, thực tế khi thị trường bị đẩy giá, nhiều nhà đầu tư cũng run tay không dám đu đỉnh.

Báo cáo thị trường biệt thự, liền kề Hà Nội quý I/2022 của Savills cho thấy, nguồn cung mới tăng mạnh đạt 801 căn, tăng 227% theo quý nhưng vẫn giảm 15% theo năm.

Thị trường bất động sản đón 2,8 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài

Bất động sản đứng thứ hai trong danh sách các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài với số tiền trên 2,8 tỷ USD, chiếm 26,1% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 4 tháng đầu năm 2022.

Theo Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/4/2022 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 10,81 tỷ USD, giảm 11,7% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, vốn đăng ký cấp mới có 454 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 3,7 tỷ USD, tăng 0,7% về số dự án và giảm 56,3% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đăng ký điều chỉnh có 323 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 5,29 tỷ USD, tăng 92,5% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 5,85 tỷ USD, chiếm 65,1% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,77 tỷ USD, chiếm 19,7%; các ngành còn lại đạt 1,37 tỷ USD, chiếm 15,2%.

Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 1.026 lượt với tổng giá trị góp vốn 1,82 tỷ USD, tăng 74,5% so cùng kỳ năm trước. Trong đó có 429 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 899 triệu USD và 597 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 928,4 triệu USD.

Phân lô, tách thửa ồ ạt - Nguồn cơn của các dự án “ma”

4 năm trở lại đây, tình trạng phân lô, tách thửa, tự ý quảng cáo là dự án nhà ở, dù chưa có sự cấp phép từ phía cơ quan chức năng, đã diễn ra rầm rộ tại nhiều địa phương.

Thông tin nổi bật nhất thị trường bất động sản các tháng đầu năm là hàng loạt địa phương như: Hà Nội, Bình Phước, Lâm Đồng… tạm dừng phân lô, tách thửa đối với các thửa đất liên quan tới đất nông nghiệp. Bởi hành vi mua gom đất, sau đó tự ý chia thành các lô nhỏ, rao bán với các tên gọi dự án, khu nhà ở… không chỉ gây nhiễu loạn thị trường, mà còn khiến nhiều người dân mắc bẫy "dự án ma". Tuy nhiên, một số địa phương và các chuyên gia cho rằng, việc tạm dừng tách thửa là giải pháp chưa đủ.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 29/4 - Ảnh 3
Ảnh minh họa.

Tạo khan hiếm giả, tạo "sốt ảo", đánh vào "lòng tham" là những chiêu trò các môi giới đã đưa ra để dụ dỗ khách hàng mua dự án ma. Bản chất đó là những thửa đất có lẫn đất ở, đất rừng, đất nông nghiệp do một cá nhân hoặc tổ chức đứng ra mua gom, sau đó lợi dụng quy định cho phép phân lô, tách thửa, để chia nhỏ bán cho khách hàng, dù nhiều lô chưa hề được cấp sổ đỏ.

Một số nạn nhân chia sẻ, họ đã vội vàng đóng hết tiền, mà không hề kiểm tra lại pháp lý của dự án.

"Lý do mình đặt cọc 100% tiền do chủ đầu tư hứa tặng 1 cây vàng. 1 cây vàng lúc ấy ước lượng khoảng 45 triệu. Mình được lợi hơn, nên đã dồn tiền gom bởi nghĩ trước sau gì cũng đóng. Thời gian mình tìm hiểu quá ngắn và quá tin tưởng vào sàn", chị Nguyễn Thị Thoan, Hà Nội, cho biết.

"Thật ra nhiều nhà đầu tư thổi phồng giá, trong khi nhiều người đến mua đất không nắm rõ. Chúng tôi cảnh báo nó không phải dự án, là đất tự chia lô", ông Khuất Văn Xuyên, Chủ tịch UBND xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, cho hay.

Ghi nhận từ thị trường cho thấy, 4 năm trở lại đây, tình trạng phân lô, tách thửa, tự ý quảng cáo là dự án nhà ở, dù chưa hề có sự cấp phép từ phía cơ quan chức năng, đã diễn ra rầm rộ tại hàng loạt địa phương.

Bùi Hằng

Bạn đang đọc bài viết Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 29/4. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá nhà tăng liên tiếp 19 quý, mua nhà rẻ chỉ có trên tivi
Thời gian qua, thị trường bất động sản đang bị đẩy giá lên cao ở hầu hết các phần khúc. Nếu tình trạng này vẫn diễn ra thì nhu cầu mua nhà ở thực của người dân sẽ không được đáp ứng mà chỉ là cơ hội cho hiện tượng đầu cơ.

Tin mới

Giá xăng tăng nhẹ trở lại
Tại kỳ điều hành giá xăng, dầu chiều ngày 2/5, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định tăng thêm 40 đồng/lít đối với xăng RON95-III và tăng 08 đồng/lít với xăng E5RON92.