Thứ sáu, 22/11/2024 17:53 (GMT+7)
Thứ tư, 13/04/2022 19:00 (GMT+7)

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 13/4

Theo dõi KTMT trên

Thị trường bất động sản có biến, giá đất nhảy múa run tay xuống tiền; "Choáng" với giá bất động sản tại Đồng Nai; Đất quê “ngáo giá”, nhà đầu tư “lắc đầu”… là tin BĐS nổi bật trong ngày hôm nay.

Thị trường bất động sản có biến, giá đất nhảy múa run tay xuống tiền

Nhiều tỉnh thành siết phân lô, bán nền, ngân hàng có động thái siết tín dụng bất động sản, lạm phát. Mới đây, hai lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản (BĐS) bị khởi tố đã tác động phần nào tới tâm lý nhà đầu tư.

Vợ chồng chị Huyền (29 tuổi, Hà Nội) có 1,5 tỷ đồng nhàn rỗi, lâu nay vẫn gửi ngân hàng. Mấy tháng gần đây, thấy “sốt đất” khắp nơi, có người chỉ sang tay mảnh đất đã lãi đậm nên chị Huyền sốt ruột bàn tính với chồng rút tiền ra để đầu tư bất động sản.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 13/4 - Ảnh 1
Thị trường BĐS thời gian qua có nhiều biến động, các dòng tiền như tín dụng, trái phiếu vào BĐS đang “khựng” lại. Cùng với đó, nhiều tỉnh, thành vào cuộc siết phân lô bán nền hay siết chặt việc khai thuế chuyển nhượng BĐS…

Theo tính toán của chị, lãi suất ngân hàng hiện nay nhỉnh 5%/năm, tức khoản tiết kiệm 1,5 tỷ chỉ sinh lãi khoảng 80 triệu đồng/năm. Trong khi đó, cũng với số vốn như trên, có người bạn của chị đầu tư một miếng đất ở Hòa Bình, chỉ sau vài tháng đã lãi 200 triệu. Rõ ràng, đầu tư vào đất có tốc độ sinh lời cao hơn hẳn.

Vợ chồng chị đã rút tiền từ ngân hàng về để đầu tư đất. Thế nhưng mọi chuyện sau đó không “ngon ăn” như chị Huyền tưởng tượng. Đi khảo sát vài nơi, chị nhận thấy trong vòng 1 năm qua, giá đất một số chỗ đã tăng tới 30% - 50%. Ngay như mảnh đất mà bạn chị Huyền đầu tư có lãi ở Hòa Bình, sau vài lần sang tay, giá cũng đã tăng thêm vài trăm triệu. Dù đã đi xem nhiều mảnh đất nhưng hiện chị Huyền chưa dám xuống tiền vì e ngại giá nhà đất hiện nay đã là “đỉnh sóng”, mua thời điểm này dễ “đu đỉnh”.

Thực tế, từ năm 2020 tới nay, nhiều khu vực đã xảy ra sốt đất điên cuồng. Tuy nhiên, gần đây nhiều tỉnh thành siết phân lô, bán nền, ngân hàng có động thái siết tín dụng bất động sản, lạm phát. Mới đây, hai lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản (BĐS) bị khởi tố đã tác động phần nào tới tâm lý nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, liên quan đến mức thuế chuyển nhượng đất đai, cơ quan chức năng cũng ra văn bản yêu cầu kiểm soát chặt chẽ, chống khai gian thuế.

Đinh Thế Hiển: Nhà đầu tư BĐS sẽ rút tiền về những nơi vũng chắc hơn, nơi tăng ảo phải giảm mới bán được

Nhận định về thị trường bất động sản, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng, năm 2022 không phải là năm bất động sản có thể tăng giá, sẽ có nhiều vùng phải giảm giá thì mới bán được nếu người đó muốn có thanh khoản.

Tại buổi talkshow mới diễn ra ngày 12/3 do Cafeland tổ chức, chuyên gia kinh tế, TS. Đinh Thế Hiển cho hay, sau loạt sự kiện liên quan đến chứng khoán, phát hành trái phiếu, có thể khẳng định có một nguồn vốn lớn không từ các nhà đầu tư mà dựa trên sự kết hợp của ngân hàng, công ty chứng khoán và công ty bất động sản thực hiện phát hành trái phiếu dưới chuẩn.

Sau "cơn bão" tài chính thế giới vào năm 2008, toàn bộ hệ thống tài chính quốc gia đã từng tập trung xử lý các trái phiếu dưới chuẩn và đến nay không ngờ việc này lại xảy ra ở Việt Nam trong giai đoạn 2020-2021.

Theo thống kê của Bộ Tài chính, đến đầu tháng 3, tổng giá trị trái phiếu dưới chuẩn đã phát hành trong hai năm qua trên 700.000 tỷ đồng, trong đó trái phiếu doanh nghiệp bất động sản chiếm khoảng 60% và có sự tham gia của ngân hàng và công ty chứng khoán ở nhiều góc độ.

"Như vậy, nguồn vốn này đã "quăng" vào thị trường trong 2 năm qua, đó có thể là động lực chính để thị trường bất động sản năm 2021 tăng giá rất mạnh ở diện rộng chứ không phải do nhà đầu tư cá nhân tự lựa chọn, tự quyết định cư trú vào bất động sản để tránh lạm phát hay do Covid-19 không làm ăn được nên người dân bỏ tiền vào bất động sản. Thực tế, có những trường hợp đổ tiền vào bất động sản nhưng không đủ lớn để bất động sản tăng giá trên quy mô lớn trong giai đoạn kinh tế suy thoái", ông Hiển nhận định.

Đất quê “ngáo giá”, nhà đầu tư “lắc đầu”

Không ít nhà đầu tư ở Hà Nội cho rằng, giá đất tại vùng ven và nông thôn đang quá cao so với mặt bằng chung, chưa tương xứng với hạ tầng tại khu vực.

Trong mấy năm gần đây, nhiều vùng nông thôn được triển khai nâng cấp, xây dựng hạ tầng mạnh mẽ. Theo đó, giá đất tại vùng quê cũng tăng đáng kể, tạo ra lợi thế cho các chủ đất rao bán với mức giá cao chót vót. Do đó, nhiều nhà đầu tư phải "quay xe" vì cho rằng, giá đất quá cao chưa phù hợp với hạ tầng. Thậm chí, ở khu vực đó trong nhiều năm nay hạ tầng không có gì thay đổi thì giá đất vẫn tự tăng đến gấp 4 lần.

Anh Nguyễn Thành Vinh - nhà đầu tư tại Hà Nội cho biết, gia đình anh có khoảng 1 tỷ đồng tiền tiết kiệm, anh dự tính sẽ xuống tiền mua một mảnh đất đầu tư, cũng là nơi trú ẩn cho dòng vốn trước thời điểm lạm phát có thể tăng cao.

Vì số tiền có giới hạn nên anh Vinh có tham khảo những người bạn của mình với hy vọng tìm được địa điểm xuống tiền có lãi. Được mọi người tư vấn nên mua đất ở vùng nông thôn vì vẫn có mức giá rẻ mà mua được đất rộng.

Lang thang ở một hội nhóm về mua bán bất động sản, thấy môi giới liên tục giới thiệu về đất quê tại Ý Yên (Nam Định), anh Vinh bắt đầu tìm hiểu về khu vực này.

Ở góc độ tổng quan, ông Đính cũng chỉ rõ, việc tăng giá đất có thể sẽ làm tăng chi phí phát triển nhà ở, càng khó hơn cho việc thực thi các chính sách để phát triển nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội của Chính phủ và gây bất ổn cho thị trường bất động sản toàn quốc nói chung và các khu vực nóng sốt nói riêng. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản Việt Nam và triển khai các chính sách về phát triển nhà ở của Nhà nước.

"Choáng" với giá bất động sản tại Đồng Nai

Theo DKRA Việt Nam, giá bán sơ cấp phân khúc đất nền Đồng Nai cao nhất là 74,1 triệu đồng/m2, thấp nhất là 24,4 triệu đồng/m2. Trong khi đó, tại thị trường Tây Ninh, giá đất nền dao động từ 6,1-7,4 triệu đồng/m2.

Theo số liệu thống kê của bộ phận Nghiên cứu thị trường, DKRA Việt Nam, trong quý I/2022, toàn thị trường đất nền TP.HCM và các tỉnh giáp ranh ghi nhận khoảng 11 dự án mở bán. Trong đó có 7 dự án mới và 4 giai đoạn mở bán tiếp theo, cung cấp ra thị trường khoảng 1.832 nền.

Số nền được tung ra thị trường tương đương mức ở giai đoạn quý IV/2021 (khoảng 1.834 nền), tăng 32% so với cùng kỳ năm 2021.

DKRA Việt Nam nhận định nguồn cung mới không có nhiều thay đổi so với quý cuối của năm ngoái. Long An dẫn đầu toàn thị trường, chiếm 43% nguồn cung và 56% lượng tiêu thụ mới trong quý. Tại thị trường này, sản phẩm chủ yếu tập trung ở huyện Đức Hòa (86%) và huyện Cần Giuộc (14%).

Trong khi đó TP.HCM tiếp tục khan hiếm nguồn cung mở bán mới. Các giao dịch chủ yếu là loại hình cá nhân đứng ra phân lô, quy mô nhỏ lẻ dưới 2 ha và ở các khu vực vùng ven.

Ngoài thị trường Long An và Tây Ninh, nhìn chung sức cầu toàn thị trường tiếp tục duy trì ở mức thấp, không có nhiều biến động so với quý trước. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu thụ chung toàn thị trường đạt 68% với khoảng 1.240 nền được thị trường đón nhận, tăng nhẹ 6% so với quý trước và cùng kỳ năm 2021 (khoảng 1.174 nền) cho thấy phân khúc này đang tín hiệu phục hồi khá là tích cực.

Theo ghi nhận, giá bán sơ cấp ghi nhận tăng phổ biến ở mức 3-7% so với quý trước. Trong đó, tại thị trường Long An, giá tăng từ 4-6%, dao động từ 14,1-36,3 triệu đồng/m2. Tại Bình Dương, giá tăng từ 3 5%, dao động từ 11-52 triệu đồng/m2. Bà Rịa - Vũng Tàu có giá sơ cấp dao động từ 11-55 triệu đồng/m2.

Đặc biệt tại Đồng Nai đã xuất hiện dự án có mức giá khá cao, lên tới 74,1 triệu đồng/m2. Trong khi mức giá cao nhất tại Tây Ninh ghi nhận trong quý vừa qua chỉ là 7,4 triệu đồng/m2.

DKRA Việt Nam cho biết, các chủ đầu tư vẫn đang duy trì các chính sách hỗ trợ chiết khấu, thanh toán để nâng cao hiệu quả bán hàng. Thanh khoản trên thị trường thứ cấp cũng tiếp tục phục hồi, đặc biệt là ở các tỉnh Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Bùi Hằng

Bạn đang đọc bài viết Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 13/4. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ có hơn 30.000 căn hộ mới trong năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).

Tin mới