Thứ năm, 03/04/2025 09:06 (GMT+7)
Thứ tư, 04/11/2020 09:34 (GMT+7)

Địa Trung Hải có nguy cơ trở thành 'biển rác thải nhựa'

Theo dõi KTMT trên

Gần 230.000 tấn rác thải nhựa đổ xuống Địa Trung Hải mỗi năm và con số này có thể tăng gấp đôi vào năm 2040 nếu không có các biện pháp mạnh mẽ được áp dụng.

Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) ngày 27/10 công bố báo cáo ước tính hơn 1 triệu tấn rác thải thựa đã tích tụ tại Địa Trung Hải và trung bình hàng năm khoảng 229.000 tấn rác thải nhựa đang xả xuống biển này, một lượng tương đương hơn 500 container. 

Báo cáo nhấn mạnh nếu tình trạng không được cải thiện, con số rác thải nhựa hàng năm trên sẽ tăng lên 500.000 tấn vào năm 2040. Vì vậy, cần có biện pháp mạnh mẽ hơn các cam kết hiện nay để giảm dòng rác thải nhựa đổ ra biển.

Địa Trung Hải có nguy cơ trở thành 'biển rác thải nhựa' - Ảnh 1
Đến năm 2040 lượng rác thải nhựa ở Địa Trung Hải sẽ tăng gấp đôi. (Ảnh: Minh họa)

Trong báo cáo “Vượt qua cạm bẫy nhựa: Cứu biển Địa Trung Hải khỏi ô nhiễm rác thải nhựa,” Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) cho hay, mức độ tập trung các hạt nhựa siêu nhỏ tại biển Địa Trung Hải cao kỷ lục, gấp 4 lần so với các vùng biển khác trên thế giới. Hạt nhựa siêu nhỏ là những mảnh nhựa nhỏ ly ti có kích thước chưa tới 5 mm và ngày càng xuất hiện nhiều trong chuỗi thức ăn, đe dọa sức khỏe con người.

Ông Minna Epps, Giám đốc chương trình biển của IUCN, cảnh báo rằng "ô nhiễm rác thải nhựa có thể gây thiệt hại lâu dài cho các hệ sinh thái biển lẫn trên cạn và đa dạng sinh học".

Nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ việc nhựa được sử dụng rộng rãi trong hoạt động sản xuất và được coi là một phần quan trọng trong cuộc sống con người, trong khi nhiều nước không chú trọng quá trình xử lý và tái chế rác thải nhựa. Hiện ở châu Âu chỉ khoảng 25% số rác thải nhựa được xử lý.

Báo cáo của WWF dẫn chứng 95% rác thải nổi trên biển Địa Trung Hải và các bờ biển tại khu vực này chủ yếu bắt nguồn từ Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha, tiếp đó là Italy, Ai Cập và Pháp. Để ngăn chặn tình trạng này, WWF cho rằng cần có một thỏa thuận quốc tế nhằm giảm lượng rác thải nhựa ra ngoài môi trường.

Bên cạnh đó, đến năm 2025, tất cả các nước xung quanh Địa Trung Hải cần đẩy mạnh việc xử lý tái chế loại rác thải này, đưa ra các biện pháp hạn chế việc sử dụng nhựa như túi, chai nhựa và các hạt nhựa trong bột giặt hay đồ mỹ phẩm.

Ông Antonio Troya, người đứng đầu Trung tâm hợp tác Địa Trung Hải của IUCN (trụ sở ở Malaga, miền Nam Tây Ban Nha) nhấn mạnh các chính phủ, lĩnh vực tư, các viện nghiên cứu và các ngành khác cùng người tiêu dùng cần hợp tác để thiết kế lại các phương pháp sản xuất và chuỗi cung ứng, đầu tư vào đổi mới sáng tạo, chấp nhận các mô hình tiêu dùng bền vững và các cách thức quản lý rác thải tiên tiến để ngăn dòng rác thải nhựa.

Hoài Thu

Bạn đang đọc bài viết Địa Trung Hải có nguy cơ trở thành 'biển rác thải nhựa'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Phát hiện 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn
Trong khuôn khổ Đề án Tây Bắc, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố kết quả điều tra cho biết, đã phát hiện 110 mỏ khoáng sản quan trọng trên địa bàn, trong đó có 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn cùng nhiều mỏ khoáng sản quý khác.

Tin mới

Thay đổi công suất sản xuất và bổ sung sản phẩm: Dự án có phải xin cấp lại giấy phép môi trường?
Tình huống pháp lý của một công ty hoạt động sản xuất vật tư y tế đã được cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, nay có kế hoạch nhằm bổ sung thêm một mã sản phẩm mới, tăng công suất sản xuất lên 21% so với trước đây.