Thứ hai, 07/04/2025 21:40 (GMT+7)
Thứ ba, 13/06/2023 09:50 (GMT+7)

Đến năm 2025, mục tiêu hoàn thành 80% diện tích lập bản đồ địa chất khoáng sản

Theo dõi KTMT trên

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 680/QĐ-TTg ngày 10/6/2023 phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm mục tiêu hoàn thành lập bản đồ địa chất khoáng sản tỉ lệ 1:50.000, đánh giá tiềm năng khoáng sản phần đất liền; điều tra tai biến địa chất, địa chất môi trường, khoáng sản độc hại, phóng xạ, địa chất đô thị, di sản địa chất; điều tra, phát hiện khoáng sản tại vùng biển, đảo, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam; cập nhật, tích hợp kịp thời thông tin, kết quả điều tra địa chất và khoáng sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia.

Đến năm 2025, hoàn thành 80% diện tích lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền; hoàn thành điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản tại các cấu trúc có triển vọng ở các khu vực Tây Bắc, Trung Trung Bộ.

Điều tra, khoanh vùng cảnh báo trượt lở đất đá, lũ quét tại các tỉnh miền núi có nguy cơ cao; điều tra, lập bản đồ địa chất môi trường các khu vực chứa khoáng sản độc hại, phóng xạ.

Đến năm 2025, mục tiêu hoàn thành 80% diện tích lập bản đồ địa chất khoáng sản - Ảnh 1
Đến năm 2025, phấn đấu hoàn thành 80% diện tích lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền.

Điều tra đặc điểm cấu trúc địa chất, địa chất công trình, địa động lực và tài nguyên, môi trường vùng biển ven bờ tỷ lệ 1:100.000; điều tra địa chất, khoáng sản một số khu vực biển đến độ sâu 300 m nước và 1.500 m tỷ lệ 1:500.000. Đánh giá tài nguyên khoáng sản phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị.

Theo Quy hoạch được phê duyệt, các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện gồm: Lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền; bay đo địa vật lý; điều tra di sản địa chất; điều tra địa chất, đánh giá tài nguyên khoáng sản biển; điều tra chi tiết tai biến địa chất (trượt lở, lũ ống, lũ quét) tại các vùng miền núi có nguy cơ cao; điều tra chi tiết địa chất môi trường tại các khu vực có khoáng sản độc hại; điều tra địa chất đô thị các thành phố trực thuộc trung ương.

Bên cạnh đó, đánh giá tiềm năng khoáng sản phần đất liền các khu vực có triển vọng mới phát hiện, có quy mô lớn, cần thiết và có nhu cầu cao đối với kinh tế - xã hội, điều kiện khai thác thuận lợi gồm than (than đá, than nâu), cát sỏi lòng sông, đá làm ốp lát, cát trắng silic, đá làm vôi công nghiệp, một số khoáng sản kim loại quan trọng (urani, thori, đất hiếm và kim loại hiếm, thiếc, wolfram, đồng, vàng,...).

Tăng cường năng lực thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ điều tra địa chất, đánh giá tiềm năng khoáng sản; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về địa chất, khoáng sản, chuyển đổi số và lồng ghép, tích hợp với cơ sở dữ liệu chung của lĩnh vực tài nguyên và môi trường; kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kỹ thuật địa chất tinh gọn, có năng lực chuyên môn cao.

Các nhiệm vụ thuộc Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định phê duyệt số 1388/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/8/2013) đang thực hiện sẽ được ưu tiên để hoàn thành đến năm 2025.

Các nhiệm vụ khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản gồm chủ yếu các nhiệm vụ thuộc nhóm các nhiệm vụ đánh giá tiềm năng khoáng sản (trừ khoáng sản urani, thori), được thực hiện theo quy định của Luật khoáng sản.

Việt Nam nằm trên ranh giới của nhiều mảng kiến tạo, những chỗ ép, nén thường tạo ra mỏ than, còn những chỗ tách dãn tạo ra các mỏ dầu (vùng biển phía nam). Dầu khí, sắt, boxit, photphat đều có trữ lượng rất lớn, trữ lượng quặng nhôm chỉ đứng sau Oxtraylia và Chi Lê, đất hiếm chỉ đứng sau Trung Quốc và Mĩ, mỏ sắt Thạch Khê là mỏ sắt lớn nhất ở Đông Nam Á. Điều đặc biệt là thế giới có 5 khoáng sản được gọi là vàng, mà Việt Nam đều có. 

Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản. Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng. Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số mỏ có trữ lượng lớn như: Vùng mỏ Đông Bắc với các mỏ sắt, ti tan (Thái Nguyên), than (Quảng Ninh); Vùng mỏ Bắc Trung Bộ với các mỏ crôm (Thanh Hóa), thiếc, đá quý (Nghệ An), sắt (Hà Tĩnh).

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Đến năm 2025, mục tiêu hoàn thành 80% diện tích lập bản đồ địa chất khoáng sản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2025
Thí điểm dự án nhà ở thương mại theo thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất, phân bổ vốn đầu tư công và quản lý kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững… là những chính sách nổi bật về kinh tế có hiệu lực từ tháng 4/2025.
Hai hình thức giao dịch trên thị trường giao dịch carbon
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định sàn giao dịch carbon trong nước, hướng dẫn việc giao dịch, lưu ký, thanh toán hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ carbon trên sàn giao dịch carbon trong nước.

Tin mới

Nghệ An thu ngân sách quý I đạt 6.311 tỷ đồng
Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Bộ Tài chính, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh Nghệ An quý I ước đạt 8% (đứng thứ 2 khu vực Bắc Trung bộ, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 6.311 tỷ đồng.
Chứng khoán châu Á lao dốc
Nỗi lo suy thoái sau đòn thuế quan của Mỹ khiến chứng khoán châu Á sáng nay (7/4) giảm 6-9%, riêng Đài Loan phải dừng giao dịch khi cổ phiếu TSMC, Foxconn mất gần 10%.