Thứ bảy, 27/04/2024 08:29 (GMT+7)
Thứ ba, 05/10/2021 16:00 (GMT+7)

Đất đai có thể bị 'chết' hay không?

Theo dõi KTMT trên

Đất đai là nguồn tài nguyên quan trọng nhưng đang bị đe dọa bởi các hoạt động sản xuất của con người. Đặc biệt là tình trạng khai thác tràn lan, sử dụng bất hợp lý trên toàn cầu.

Đất là kho dự trữ cacbon lớn nhất, sau đại dương. Bên cạnh đó, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tình trạng khẩn cấp về khí hậu, tình trạng xấu đi của đất cũng trở lên cấp thiết như cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu và sự tàn phá của thế giới tự nhiên trên mặt đất.

Dân số trên Trái Đất tăng lên, đòi hỏi lượng lương thực, thực phẩm ngày càng nhiều và con người phải áp dụng những phương pháp để tăng mức sản xuất và cường độ khai thác độ phì của đất. Theo đó, những biện pháp phổ biến nhất bao gồm:

• Tăng cường sử dụng các chất hóa học trong nông, lâm nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.

• Sử dụng các chất tăng cường sinh trưởng để có lợi cho việc thu hoạch.

• Sử dụng công cụ và kỹ thuật hiện đại.

• Mở rộng mạng lưới tưới tiêu.

Tuy nhiên, tất cả các biện pháp trên đều tác động mạnh đến hệ sinh thái và môi trường đất, để lại những hệ quả vô cùng nghiêm trọng. Trong đó, làm đảo lộn cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường đất do sử dụng thuốc trừ sâu; Làm xói mòn và thoái hóa đất, mất cân bằng các chất dinh dưỡng.

Đất đai có thể bị 'chết' hay không? - Ảnh 1
Hoạt động khai thác tràn lan làm đảo lộn cân bằng sinh thái, xói mòn và thoái hóa tài nguyên đất. (Ảnh: An Nhiên)

Bên cạnh đó, phá hủy cấu trúc của đất và các tổ chức sinh học của chúng do sử dụng các thiết bị, máy móc nặng; Làm mặn hóa hay chua phèn do chế độ tưới tiêu không hợp lý.

Đất bị mất đi lớp che phủ thực vật, trơ ra các hạt thô, lớp đất dưới bị bí chặt, làm cho hệ thống rễ bị ảnh hưởng. Rễ nổi lên trên mặt, không bám giữ được sâu trong đất, dễ đổ cây. Suy thoái đất còn ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, nước bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

Có thể thấy, quá trình phát triển công nghiệp và đô thị đã ảnh hưởng đến các tính chất vật lý và hóa học của đất. Những tác động về vật lý như xói mòn, nén chặt đất và phá hủy cấu trúc đất do các hoạt động xây dựng, sản xuất và khai thác mỏ. Các chất thải rắn, lỏng và khí đều có tác động đến đất. Các chất thải có thể được tích lũy trong đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường.

Người ta phân chia các chất thải gây ô nhiễm đất được chia làm 4 nhóm: Chất thải xây dựng, chất thải kim loại, chất thải khí, chất thải hóa học và hữu cơ.

Trong đó, chất thải xây dựng như gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa, dây cáp, bê tông,... xâm nhập trong đất rất khó bị phân hủy.

Còn chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng như chì, kẽm, đồng, niken, cadimi... thường có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp. Các kim loại này tích lũy trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Ngoài ra, các chất thải khí và phóng xạ phát ra chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện, các khu vực khai thác than, các khu vực nhà máy điện nguyên tử, có khả năng tích lũy cao trong các loại đất giàu khoáng sét và chất mùn.

Các chất thải gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hóa chất. Đặc biệt, nhiều loại chất hữu cơ đến từ nước cống, rãnh thành phố, nước thải công nghiệp được sử dụng làm nguồn nước tưới trong sản xuất cũng là tác nhân gây ô nhiễm đất.

Cần 200 tỉ USD mỗi năm cho mục tiêu phục hồi đất đến năm 2030

Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) ước tính rằng, để đạt được mục tiêu phục hồi hệ sinh thái đất cần đầu tư ít nhất 200 tỉ USD mỗi năm vào năm 2030.

“Những nơi cần được quan tâm khẩn cấp nhất bao gồm đất nông nghiệp và rừng, đồng cỏ và thảo nguyên, núi, đất than bùn, khu vực đô thị, nước ngọt và đại dương”, FAO và UNEP nhấn mạnh.

Chính vì vậy, FAO và UNEP đã kêu gọi tất cả các quốc gia cam kết thực hiện “nỗ lực phục hồi toàn cầu” nhằm mục tiêu khôi phục ít nhất một tỉ ha đất bị thoái hóa vào năm 2030 và phải phù hợp với cam kết tương tự đối với các đại dương, nếu không sẽ gây nguy cơ ngày càng cao đối với an ninh lương thực toàn cầu.

Thùy Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Đất đai có thể bị 'chết' hay không?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới