Chủ nhật, 08/09/2024 06:53 (GMT+7)
Thứ năm, 30/09/2021 14:37 (GMT+7)

Chất thải độc hại phá hủy môi trường như thế nào?

Theo dõi KTMT trên

Chất thải độc hại là các chất thải có thể được sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp. Nếu không được xử lý tốt, các chất thải này sẽ tàn phá môi trường một cách nhanh chóng.

Các chất thải độc hại có thể là các chất rắn, chất lỏng, chất khí hoặc chất sệt. Trong định nghĩa chất thải độc hại không nói đến các chất thải rắn sinh hoạt, nhưng thật ra rất khó phân biệt một cách toàn diện chất thải công nghiệp với chất thải sinh hoạt.

Chất thải độc hại không bao gồm chất thải phóng xạ vì loại chất thải này đã được hầu hết các nước phân cách và tổ chức quản lý riêng.

Mức độ độc hại của các chất thải độc hại rất khác nhau, có chất gây nguy hiểm cho con người như các chất cháy có điểm cháy thấp, các chất diệt côn trùng, các vật liệu clo hoá phân huỷ chậm. Có những chất gây tác động nhỏ hơn nhưng khối lượng của nó lại là vấn đề lớn như các chất thải hầm mỏ, xỉ, thạch cao phốt phát cũ hoặc các chất sệt hydroxyt khác. Những chất thải có chứa những hóa chất không tương hợp có thể gây nổ, bắt cháy. Việc tiếp xúc với axit hoặc kiềm mạnh gây bỏng da. Bên cạnh đó, da hấp thụ một số thuốc trừ sâu có thể gây ngộ độc cấp tính. Những thùng, hòm chứa chất thải hoá chất nếu không được xử lý, để bừa bãi vào nơi không được bảo vệ tốt có thể gây các tai nạn ngộ độc nghiêm trọng.

Chất thải độc hại phá hủy môi trường như thế nào? - Ảnh 1
Chất thải độc hại có thể gây các tai nạn ngộ độc nghiêm trọng cho sức khỏe con người. (Ảnh minh họa: Kevin Frayer/GETTY)

3 nhóm chất thải độc hại chính được xác định bao gồm:

Nhóm 1 bao gồm các chất thải có hàm lượng độc tố cao, dễ thay đổi, bền vững hoặc tích tụ sinh học. Ví dụ: Các chất thải dung môi Clo; chất thải thuỷ ngân; chất thải PDB.

Nhóm 2 là các chất thải thông thường khác như các sệt hydroxyt kim loại.

Nhóm 3 là các chất thải có khối lượng lớn, có thể hàm lượng độc tố không cao nhưng có khả năng gây hại trên quy mô lớn.

Vậy các chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường theo những con đường nào?

Các chất thải độc hại có thể gây ô nhiễm môi trường trực tiếp như bay hơi hóa chất trong khí quyển hoặc có thể gây ô nhiễm gián tiếp qua vận chuyển của gió hoặc bề mặt nước. Vấn đề quan trọng không phải chỉ phụ thuộc vào nơi đổ thải và tình trạng đất ở bên dưới.

Ðất và nước bị ô nhiễm

Sự có mặt của vùng chưa bão hoà ở bên dưới mặt đất của nơi đổ thải rất quan trọng. Ðó là vùng cao hơn mặt nước, ở nơi này nước thấm xuống dưới đến khi gặp mặt nước chảy ngang. Nếu bên dưới chỗ rác thải là vùng chưa bão hoà thì hoạt động đất nước như trên sẽ là một quá trình lọc bởi các hoạt động hoá và hoá sinh.

Ô nhiễm nước bề mặt

Bề mặt ngoài của nước ở gần chỗ chất thải có thể nhận những chất thải độc hại từ bề mặt chảy. Hơn nữa, dòng chảy đất - nước của các hóa chất cũng đưa ô nhiễm vào mặt nước. Trong điều kiện tiếp xúc không khí sẽ thúc đẩy quá trình phân huỷ hoá, hoá sinh các hợp chất hữu cơ. Quá trình bay hơi ở mặt nước cũng dễ hơn ở đất.

Các đường ô nhiễm khác

Các hợp chất hữu cơ có thể bay hơi trong không khí, gió có thể đưa chất thải độc hại vào môi trường, rau quả trồng gần nơi chất thải có thể hấp thụ những độc tố của chất thải.

Lan Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Chất thải độc hại phá hủy môi trường như thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bão số 3 Yagi là cơn bão mạnh nhất 30 năm qua
"Bão số 3 là cơn bão rất mạnh, mạnh nhất trong 30 năm qua ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Bắc Bộ" - ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) nhận định.