Thứ hai, 25/11/2024 11:16 (GMT+7)
Thứ sáu, 28/10/2022 17:50 (GMT+7)

Những lưu ý khi thực hiện đánh giá tác động môi trường các ngành khai thác

Theo dõi KTMT trên

Đánh giá tác động môi trường là việc làm cần thiết và bắt buộc để biết được tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh so với mức tiêu chuẩn quy định. Từ đó thẩm định xem có cấp quyết định phê duyệt dự án hay không.

Đánh giá tác động môi trường là việc làm cần thiết và bắt buộc để biết được tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh so với mức tiêu chuẩn quy định. Từ đó thẩm định xem có cấp quyết định phê duyệt dự án hay không. Ngoài ra, đây cũng là bước ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp, tạo sự chủ động trong vấn đề bảo vệ môi trường nơi hoạt động cả dự án, doanh nghiệp. Hợp thức hóa quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phát triển Kinh tế – xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường.

Theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Nghị định này bổ sung nội dung quy định số lượng và thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường vào Điều 14 Nghị định 18/2015 của Chính phủ. Cụ thể, một dự án đầu tư chỉ lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Những lưu ý khi thực hiện đánh giá tác động môi trường các ngành khai thác - Ảnh 1
Nghị định 40/2019/NĐ-CPbổ sung nội dung quy định số lượng và thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. (Ảnh: ITN)

Về thời điểm đánh giá tác động môi trường

Đối với dự án khai thác khoáng sản, trình trước khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định để cấp, điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản.

Đối với dự án thăm dò, khai thác dầu khí, trình trước khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ.

Đối với dự án đầu tư xây dựng, trình trước khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước). Trường hợp dự án có cùng một cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và thẩm định thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công thì các hồ sơ nêu trên được trình đồng thời để thẩm định theo quy định…

Về thẩm định đánh giá tác động môi trường

 Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án quy định Phụ lục III Mục I ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP, trừ các dự án thuộc bí mật quốc gia, an ninh.

Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phục lục III Mục I ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Trường hợp bộ, cơ quan ngang bộ không có cơ quan chuyên môn về môi trường để thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thì bộ, cơ quan ngang bộ gửi văn bản tới Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp tỉnh nơi thực hiện dự án để lấy ý kiến trước khi xem xét, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

 Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh và các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phụ lục III Mục I ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.

 UBND cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn không thuộc đối tượng được các cơ quan chức năng trên thẩm định.

Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án dầu khí, khoáng sản.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chỉnh sửa theo yêu cầu của cơ quan thẩm định, thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định có trách nhiệm phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; trường hợp không phê duyệt phải trả lời cho chủ dự án bằng văn bản và nêu rõ lý do. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền thực hiện các việc sau:

- Quyết định chủ trương đầu tư dự án đối với các đối tượng mà pháp luật quy định dự án phải quyết định chủ trương đầu tư;

- Cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản đối với dự án thăm dò, khai thác khoáng sản;

- Phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ đối với dự án thăm dò, khai thác dầu khí;

- Cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với dự án có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải có giấy phép xây dựng;

- Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án còn lại không thuộc các loại dự án trên đây.

Các vấn đề môi trường

Thay đổi cảnh quan: Quần xã vi sinh vật và quá trình quay vòng chất dinh dưỡng bị đảo lộn do di chuyển, tồn trữ và tái phân bố. Thực tại, nhiễu loạn nhiều sẽ dẫn đến xói mòn. Di chuyển đất từ khu vực chuẩn bị khai thác sẽ làm thay đổi hoặc phá hủy nhiều đặc tính tự nhiên của thiên nhiên và có thể giảm năng suất nông nghiệp hoặc đa dạng sinh học.

Tác động đến môi trường nước: Những tác động về khoáng sản và dầu khí bao gồm rút nước có thể sử dụng được từ những túi nước ngầm nông; hạ thấp mực nước ngầm của những vùng lân cận và thay đổi hướng chảy trong túi nước ngầm, ô nhiễm túi nước ngầm có thể sử dụng được nằm dưới vùng khai thác do lọc và thẩm nước chất lượng kém của nước mỏ, tăng hoạt động lọc và ngưng đọng của những đống đất từ khai thác.

Chắc chắn rằng ở đâu có than hoặc chất thải từ khai thác than, tăng hoạt động lọc có thể tăng chảy tràn của nước chất lượng kém và xói mòn của những đống phế thải, nạp nước chất lượng kém vào nước ngầm nông hoặc đứa nước chất lượng kém vào những suối của vùng lân cận dẫn đến ô nhiễm cả nước mặt lẫn nước ngầm của những vùng này. Sau dần sẽ gây ra những vấn nạn rất nghiêm trọng.

Nguồn khoáng sản: Như chúng ta đã biết tài nguyên quan trọng của một quốc gia có thể là nguồn lực to lớn cho tăng trưởng bền vững, xóa đói giảm nghèo của đất nước miễn là phải cấu trúc được mối liên kết giữa các lĩnh vực liên quan của ngành kinh tế và đánh giá tác động môi trường một cách khách quan để tránh gây thảm họa lên các lĩnh vực như kinh tế - xã hội, môi trường và thực thi có hiệu quả.

Vấn nạn ở đây là quản lý kém thì chính nguồn tài nguyên này lại là nguyên nhân của nghèo đói, tham nhũng và xung đột. Mà mọi người chưa thấy được nếu biết sử dụng thông minh và đánh giá tác động môi trường nghiêm túc thì số tiền thu được từ khai thác khoáng sản góp phần phát triển các ngành kinh tế khác của đất nước, cần thiết là minh bạch hóa các luồng thông tin trong khai khoáng.

Ảnh hưởng kinh tế xã hội: Như ở trên đã nói, nó ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế và xã hội. Hầu như chiếm chủ yếu ở những vùng dân cư thưa thớt, địa phương không cung cấp đủ lao động nên sẽ có hiện tượng di dân từ nơi khác đến. Nếu không có quy hoạch tốt từ phía chính quyền và chủ mỏ thì sẽ không có đủ trường học, bệnh viện và những dịch vụ quan trọng cho cuộc sống người dân. Những bất ổn định sẽ xảy ra ở những cộng đồng lân cận của khu khai thác và ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế cùng nền xã hội.

Tạ Nhị

Bạn đang đọc bài viết Những lưu ý khi thực hiện đánh giá tác động môi trường các ngành khai thác. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới