Thứ tư, 08/05/2024 06:41 (GMT+7)
Thứ tư, 07/09/2022 07:00 (GMT+7)

Cưỡng chế phá dỡ nhà ở trong trường hợp nào?

Theo dõi KTMT trên

Ngoài việc xây dựng trái phép thì trong một số trường hợp cụ thể, người dân sẽ buộc phải phá dỡ nhà ở. Phá dỡ nhà ở theo quy định pháp luật được thực hiện trong các trường hợp nào? Những vấn đề cần lưu ý về phá dỡ nhà ở theo quy định.

Tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 95 Luật Nhà ở 2014 quy định rõ về cưỡng chế phá dỡ nhà ở.

Cụ thể, trường hợp nhà ở phải phá dỡ theo quy định tại Điều 92 của Luật này mà chủ sở hữu nhà ở, chủ đầu tư công trình hoặc người đang quản lý, sử dụng không tự nguyện thực hiện việc phá dỡ nhà ở thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở.

Thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở được quy định như sau:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ nhà ở để thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 92 của Luật này, phá dỡ nhà ở riêng lẻ quy định tại các khoản 1, 4 và 5 Điều 92 của Luật này;

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ nhà chung cư quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 92 của Luật này.

Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức cưỡng chế phá dỡ nhà ở theo quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 92 Luật Nhà ở 2014 quy định về các trường hợp nhà ở phải phá dỡ như sau:

Nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai.

Nhà ở thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 110 của Luật này.

Nhà ở thuộc diện phải giải tỏa để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nhà ở xây dựng trong khu vực cấm xây dựng hoặc xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Nhà ở thuộc diện phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Như vậy, nếu nhà ở thuộc trường hợp phải phá dỡ mà chủ sở hữu nhà ở, chủ đầu tư công trình hoặc người đang quản lý, sử dụng không tự nguyện thực hiện việc phá dỡ nhà ở thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cưỡng chế phá dỡ nhà ở và người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở được quy định như trên.

Thủ tục cưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

Điều 46 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định như sau:

1. Trường hợp người đang trực tiếp sử dụng nhà ở không bàn giao lại nhà ở theo quyết định thu hồi nhà ở quy định tại Điều 45 của Nghị định này thì trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại Khoản 7 Điều 45 của Nghị định này, đơn vị quản lý vận hành nhà ở phải có văn bản báo cáo cơ quan quản lý nhà ở đề nghị cưỡng chế thu hồi nhà ở.

2. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của đơn vị quản lý vận hành nhà ở, cơ quan quản lý nhà ở phải kiểm tra và có tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở xem xét, ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở.

3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình của cơ quan quản lý nhà ở, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với quy định tại Điều 45 của Nghị định này để ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở và gửi quyêt định này cho cơ quan quản lý nhà ở, đơn vị quản lý vận hành nhà ở và người đang trực tiếp sử dụng nhà ở biết để thực hiện; trường hợp các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở thì cơ quan này phải có văn bản kèm theo quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở đề nghị ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở tổ chức cưỡng chế thu hồi.

Trường hợp nhà ở không thuộc diện phải tổ chức cưỡng chế thu hồi thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phải có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở và đơn vị quản lý vận hành nhà ở biết để tiếp tục thực hiện quản lý theo quy định.

Đối với nhà ở đang do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý thì cơ quan có chức năng quản lý nhà ở của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được quyền ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở nếu được giao thực hiện.

4. Trên cơ sở quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở, ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở có thể trực tiếp hoặc giao cho ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà ở tổ chức cưỡng chế thu hồi và bàn giao lại nhà ở cho đơn vị quản lý vận hành quản lý theo quy định. Việc bàn giao nhà ở phải lập biên bản có xác nhận của các cơ quan tham gia cưỡng chế thu hồi.

5. Thời hạn thực hiện cưỡng chế thu hồi nhà ở tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở.

6. Sau khi thu hồi nhà ở, đơn vị quản lý vận hành phải có văn bản báo cáo cơ quan quản lý nhà ở về việc đã hoàn thành thu hồi nhà ở. Nhà ở sau khi được thu hồi phải được sử dụng theo đúng mục đích quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này.

Huyền Diệu

Bạn đang đọc bài viết Cưỡng chế phá dỡ nhà ở trong trường hợp nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó nguy cơ cháy rừng
Tình trạng nắng nóng gay gắt dự báo diễn ra tháng 4-6/2024, nhiều địa phương cần chủ động phòng, chữa cháy rừng tại các khu vực có nguy cơ cao. Vừa qua Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng cấp quốc gia.

Tin mới

Coca-Cola Việt Nam hỗ trợ người thu gom rác tại TP.Đà Nẵng
Mạng Lưới Người Thu Gom, một sáng kiến phi lợi nhuận do doanh nghiệp xã hội ReForm Plastic thực hiện nhằm cải thiện cuộc sống của những người thu gom rác thải phi chính thức tại Tp.Đà Nẵng, đạt được những tiến triển đáng kể với sự hỗ trợ của Coca-Cola.