Thứ tư, 24/04/2024 19:18 (GMT+7)
Thứ tư, 12/01/2022 12:01 (GMT+7)

Cổ phiếu ngành bất động sản ra sao sau vụ FLC và Tân Hoàng Minh?

Theo dõi KTMT trên

Sự kiện Tân Hoàng Minh bỏ cọc đất Thủ Thiêm đang tác động tiêu cực đến cổ phiếu bất động sản.

Thông tin cho biết, đến khoảng 10 giờ 30 phút phiên giao dịch 12/1, các cổ phiếu giảm kịch sàn bao gồm: LGC, CII, LDG, QCG, NBB, HQC, NHA, DRH... Bên cạnh đó, sự kiện ông Trịnh Văn Quyết bị phong tỏa tài khoản chứng khoán và hủy kết quả giao dịch phiên 10/1 cũng khiến bộ đôi FLC - ROS giảm kịch sàn.

Trên thực tế, có thời điểm cổ phiếu bất động sản giảm sàn cả loạt nhưng về sau lại hồi phục một phần, trong đó DIG đang giảm khoảng hơn 4%, TCH giảm hơn 5%; DXG, ITA, CRE... giảm hơn 6%.

Cổ phiếu ngành bất động sản ra sao sau vụ FLC và Tân Hoàng Minh? - Ảnh 1
Nhiều nhà đầu tư cho rằng, việc Tân Hoàng Minh bỏ cọc không làm giảm giá trị đất Thủ Thiêm.

Chỉ số VN-Index hiện đang giảm nhẹ, nhờ lực kéo từ cổ phiếu ngân hàng. Cụ thể, BID tăng 2,79%, TCB tăng 1,65%, VPB tăng 1,02%, MBB tăng 1,97%, VIB tăng 1,23%, STB tăng 1,69%, HDB tăng 1,19%, EIB tăng 1,36%, OCB tăng 1,54%...

Tương tự, cổ phiếu chứng khoán cũng giao dịch tích cực khi SSI tăng 2,6%, VND tăng 2,05%, VCI tăng 0,93%, HCM tăng 2,28%...

Trái ngược, nhóm sản xuất bao phủ bởi sắc đỏ, trong đó GEX hiện đang giảm kịch sàn. Trong khi đó, VNM giảm 0,48%, GVR giảm 1,77%, SAB giảm 0,85%... Tuy vậy, vẫn có một số cổ phiếu vốn hóa khá lớn tăng điểm như HPG tăng 1,66%, MSN tăng 0,28%, DGC tăng 3,78%, HSG tăng 1,01%, DPM tăng 0,23%.

Nhóm năng lượng phân hóa khi GAS tăng mạnh 4,74%, PLX tăng 1,29% trong khi POW giảm 1,34%.

Tiêu cực hơn, cổ phiếu hàng không và bán lẻ đều "đỏ lửa": VJC và HVN giảm lần lượt 0,81% và 0,87% giá trị; MWG giảm 0,61% còn PNJ giảm 1,06%.

Số cổ phiếu tăng giá trên sàn HoSE hiện đang gấp hơn 2 lần số cổ phiếu giảm giá.

Hai đại gia BĐS Tân Hoàng Minh, FLC gây chấn động

Trước đó, dư luận cũng đặt câu hỏi, liên tiếp trong hai ngày qua, thị trường chấn động bởi những trò “diễn hài” của hai đại gia bất động sản, Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng. Cổ phiếu bất động sản ra sao sau vụ FLC và Tân Hoàng Minh?

Hai vụ việc liên tục trong hai ngày 10 và 11/1/2022 là vụ việc bán chui cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết, và vụ việc ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh xin bỏ cọc sau phiên đấu giá đất chấn động tại KĐT Thủ Thiêm, TP.HCM, chắc chắn sẽ có tác động không nhỏ đến diễn biến giá của cổ phiếu bất động sản trong phiên hôm nay (12/1).

Cổ phiếu ngành bất động sản ra sao sau vụ FLC và Tân Hoàng Minh? - Ảnh 2
Đỗ Anh Dũng - Trịnh Văn Quyết, hai đại gia đang "nổi" nhất thị trường hiện nay.

Nhiều nguồn tin cho biết, trong phiên 11/1, cổ phiếu FLC giảm 5,9% nhưng vẫn tiếp tục lập nên kỷ lục mới về khối lượng khớp lệnh với gần 155 triệu cổ phiếu. Những quyết định của cơ quan quản lý nhằm lấy lại niềm tin của nhà đầu tư về sự minh bạch của thị trường khiến nhà đầu tư cảm cảm nhận được.

UBCKNN đã quyết liệt vào cuộc, chỉ đạo Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) hủy kết quả khớp lệnh đối với 75 triệu cổ phiếu FLC được doanh nhân họ Trịnh bán chui trong phiên 10/1. Theo đó, UBCKNN sẽ phối hợp cùng Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) và HoSE rà soát các giao dịch để trả lại tiền cho nhà đầu tư đã trót mua cổ phiếu FLC.

Theo HoSE, việc hủy giao dịch này theo chỉ đạo của UBCKNN tại công văn số 198/UBCK-TT ngày 11/01/2022 về việc bán cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị FLC mà không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch theo khoản 1 Điều 33 Thông tư số  96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Ngoài ra, Bộ Tài Chính đã ra Quyết định số 19/QD-UBCK về việc phong tỏa các tài khoản chứng khoán đứng tên ông Trịnh Văn Quyết. Thời điểm bắt đầu áp dụng biện pháp phong tỏa là kể từ ngày 11/1/2022, thời hạn phong tỏa sẽ kéo dài cho đến khi Chủ tịch UBCKNN có quyết định thay thế.

Theo đó, VSD và HoSE cùng các công ty chứng khoán nơi có tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết có trách nhiệm phối hợp để phong tỏa đồng thời dừng toàn bộ giao dịch chứng khoán và thông báo cho ông Trịnh Văn Quyết về việc thực hiện phong tỏa này.

Sau thương vụ bán chui năm 2017 thu về hơn 400 tỷ đồng nhưng chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền 135 triệu đồng của ông Trịnh Văn Quyết, động thái quyết liệt của cơ quan quản lý lần này cho thấy bài học vô cùng cay đắng nếu ai đó có ý định tương tự.

Với những hệ lụy từ phi vụ bán chui này, dự báo trong phiên hôm nay 12/1 và về sau, cổ phiếu FLC cũng như loạt cổ phiếu thuộc hệ sinh thái FLC sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm giá cực lớn.

Phiên giao dịch 12/1, các cổ phiếu giảm kịch sàn bao gồm: LGC, CII, LDG, QCG, NBB, HQC, NHA, DRH... Bên cạnh đó, sự kiện ông Trịnh Văn Quyết bị phong tỏa tài khoản chứng khoán và hủy kết quả giao dịch phiên 10/1 cũng khiến bộ đôi FLC - ROS giảm kịch sàn.

Trái ngược, một số mã cổ phiếu bất động sản tăng giá mạnh trong phiên 11/1 như CEO (tăng 10%), DIG (tăng 7%), LDG (tăng 6,9%), NBB (tăng 7%),... nhiều khả năng khó duy trì được sắc xanh bởi nhiều nhà đầu tư cho rằng giá bất động sản một tháng qua được “kích”lên từ phiên đấu giá đất Thủ Thiêm. Nhưng nay Tân Hoàng Minh đã trả cọc, giá đất sẽ phải về với giá trị thật.

Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng có chung suy nghĩ.

Anh Nguyễn Xuân Quý, một nhà đầu tư đang “ôm” cổ phiếu bất động sản chia sẻ: “Không có Tân Hoàng Minh thì giá đất Thủ Thiêm cũng phải 1 tỷ đồng/m2. Việc đấu giá diễn ra với các lô đất khác nhau, không lẽ bên nào họ cũng bỏ cọc? Nên nhớ phiên đấu giá đó người trả giá cao thứ hai sau Tân Hoàng Minh cũng đã trả đến 1 tỷ USD cho 1 ha”.

Bùi Hằng (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Cổ phiếu ngành bất động sản ra sao sau vụ FLC và Tân Hoàng Minh?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá nhà tăng liên tiếp 19 quý, mua nhà rẻ chỉ có trên tivi
Thời gian qua, thị trường bất động sản đang bị đẩy giá lên cao ở hầu hết các phần khúc. Nếu tình trạng này vẫn diễn ra thì nhu cầu mua nhà ở thực của người dân sẽ không được đáp ứng mà chỉ là cơ hội cho hiện tượng đầu cơ.

Tin mới