Thứ sáu, 29/03/2024 00:53 (GMT+7)
Thứ tư, 06/10/2021 13:50 (GMT+7)

Cơ hội nào cho ngành Dầu khí Việt Nam?

Theo dõi KTMT trên

Mặc dù, có nhiều tập đoàn, công ty dầu khí bị thua lỗ, thậm chí phá sản khi dịch bùng phát. Nhưng dần dần thị trường dầu khí sẽ đón nhận nhiều cơ hội trong tương lai.

Bối cảnh ảm đạm

Dịch bệnh Covid-19 trong nước và trên thế giới diễn biến phức tạp đã tác động tiêu cực đến thị trường tiêu thụ các sản phẩm dầu khí nói chung.Đây là nguyên nhân làm cho nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu hồi phục “mong manh”.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiêu dùng trong tháng 7 giảm 8,3% so với tháng trước và khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm 0,8%. Vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước (NSNN) giảm 1,7%. Cùng với đó cầu thị trường yếu khiến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm dầu khí như dầu thô, khí, điện, xăng dầu, phân bón… đều giảm mạnh.

Cụ thể, sản lượng tiêu thụ xăng dầu của PVOIL trong tháng 8/2021 ước giảm khoảng 44% so với kế hoạch. Nhu cầu xăng dầu giảm mạnh do giãn cách xã hội nên không có thị trường tiêu thụ được sản phẩm lọc dầu. Các nhà máy lọc dầu như Dung Quất, Nghi Sơn đã chủ động điều tiết công suất cùng các giải pháp quyết liệt để giải quyết tình trạng tồn kho nhưng mức độ tồn kho tại các nhà máy vẫn ở mức cao - trên 85%.

Cơ hội nào cho ngành Dầu khí Việt Nam? - Ảnh 1
Nhà máy lọc dầu Dung Quất đang gặp nhiều khó khăn
(Ảnh: Báo Công Thương)

Sản lượng bán lẻ giảm đến 80% tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, 60% tại Hà Nội, tổng nhu cầu thị trường giảm khoảng 40%. Đồng thời với việc tiếp tục nhập khẩu xăng dầu cùng việc tồn kho cao dẫn đến dư thừa nguồn cung xăng dầu.

Không những thế, nhu cầu thị trường cho các sản phẩm khí cũng giảm sút, đặc biệt lượng khí huy động cho phát điện giảm mạnh. Huy động khí cho sản xuất điện 7 tháng đầu năm đã thấp hơn kế hoạch của Bộ Công Thương (khu vực Đông Nam Bộ đạt 94,2%, Tây Nam Bộ đạt 72,8%).

Những dự án trọng điểm về tìm kiếm, thăm dò, khai thác đều chịu tác động của dịch bệnh Covid-19. Nhiều nhà thầu sẽ không thể điều động nhân sự sang triển khai các phần việc thuộc các dự án; tiến độ cung cấp vật tư thiết bị cho dự án từ các nước có dịch đang thực hiện phong toả, cách ly cũng bị gián đoạn hoặc chậm…

Cơ hội xen kẽ những thách thức

Giá dầu hồi phục và tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm giúp hoạt động của ngành dầu khí trong nước gặp nhiều thuận lợi. Mặc dù sản lượng dầu khí khai thác ở mức thấp nhưng vẫn đạt và vượt kế hoạch đặt ra, đặc biệt doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh, vượt xa kế hoạch 5 tháng đầu năm. Cụ thể, doanh thu đạt 277.3 nghìn tỉ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ, đặc biệt lợi nhuận trước thuế đạt 15.3 nghìn tỉ đồng, tăng mạnh 200% so với cùng kỳ 2020, giá trị nộp ngân sách đạt 32.4 nghìn tỉ đồng.

Cơ hội nào cho ngành Dầu khí Việt Nam? - Ảnh 2
Giá xăng dầu tiếp tục tăng mạnh (Ảnh Tấn Thạnh/Báo Người lao động)

Tại khâu thượng nguồn, hoạt động đầu tư thăm dò và khai thác của các nhà thầu diễn ra tích cực hơn trong bối cảnh giá dầu tăng. Trong 5 tháng đầu năm, sản lượng khai thác dầu đạt 4.54 triệu tấn, bằng 91% cùng kỳ và hoàn thành 47% kế hoạch năm, sản lượng khí đạt 3.47 tỉ m3, bằng 87% cùng kỳ và hoàn thành 36% kế hoạch năm.

Tại khâu trung và hạ nguồn, các dự án đầu tư như nhà máy hóa dầu Long Sơn, kho cảng LNG Thị Vải… vẫn đang được tập trung thực hiện. Trong khi đó, hoạt động sản xuất đạt kết quả khả quan, sản lượng xăng dầu sản xuất trong 5 tháng đầu năm đạt 5,53 triệu tấn, bằng 97% cùng kỳ năm trước, sản lượng tiêu thụ (bỏ qua tồn kho) đạt 8,3 triệu tấn, tăng mạnh 14% so với cùng kỳ năm trước.

Trong nửa cuối năm 2021, dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu sẽ tăng lên, đưa sản lượng cả năm đạt mức 19.4-19.6 triệu tấn, tăng 6% so với 2020.

Hoạt động của các doanh nghiệp ngành dầu khí niêm yết trên sàn chứng khoán gặp nhiều thuận lợi khi giá dầu tăng. Nhóm doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PVS, PVD) vượt qua khó khăn và đang có triển vọng sáng khi các dự án đầu tư dầu khí được đẩy nhanh tiến độ, trong khi đó, các doanh nghiệp trung và hạ nguồn (PVT, GAS, BSR, PLX...) đang được hưởng lợi từ việc giá dầu tăng.

Thu Hà (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Cơ hội nào cho ngành Dầu khí Việt Nam?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công
Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.