Thứ bảy, 23/11/2024 00:08 (GMT+7)
Thứ tư, 10/02/2021 16:43 (GMT+7)

Chu kỳ La Nina đã đến mức đỉnh song tác động còn kéo dài

Theo dõi KTMT trên

La Nina là hiện tượng lớp nước biển bề mặt ở khu vực Trung và Đông Thái Bình Dương ở xích đạo lạnh đi khác thường, xảy ra với chu kỳ tương tự hoặc thưa hơn hiện tượng El Nino.

Chu kỳ La Nina đã đến mức đỉnh song tác động còn kéo dài - Ảnh 1
(Ảnh minh họa: Hồ Cầu/TTXVN)

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) ngày 9/2 cho biết hiện tượngkhí hậu La Nina năm 2020-2021 đã vượt qua mức đỉnh, nhưng tác động của nó lên nhiệt độ, lượng mưa và bão vẫn tiếp diễn.

La Nina là hiện tượng lớp nước biển bề mặt ở khu vực Trung và Đông Thái Bình Dương ở xích đạo lạnh đi khác thường, xảy ra với chu kỳ tương tự hoặc thưa hơn hiện tượng El Nino.

La Nina xảy ra theo chu kỳ 2-7 năm/lần, thường bắt đầu hình thành từ tháng 3 đến tháng 6 hằng năm, và gây ảnh hưởng mạnh nhất vào cuối năm cho tới tháng 2 năm sau.

La Nina gây ra các tác động trên diện rộng lên khí hậu Trái đất, ngược lại với các tác động của chu kỳ nóng lên El Nino.

Bên cạnh tác động làm lạnh, La Nina thường gắn với tình trạng ẩm ướt ở nhiều nơi trên thế giới trong khi gây khô hạn ở nhiều nơi khác.

Theo các chỉ dẫn hải dương và khí hậu, La Nina đã bắt đầu từ tháng 8-9/2020. WMO cho biết: "La Nina dường như đã đạt đỉnh vào tháng 10-11/2020."

Tuy nhiên, WMO cho biết 65% khả năng La Nina sẽ vẫn tồn tại trong thời gian từ tháng 2-4/2021.

Sau đó, 70% khả năng khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương sẽ trở lại các điều kiện thời tiết bình thường vào tháng 4-6.

Tổng Thư ký WMO Petteri Taalas cho biết: "El Nino và La Nina là các tác nhân chính của hệ thống khí hậu Trái Đất. Nhưng mọi sự kiện khí hậu xảy ra tự nhiên giờ đây đều đặt trong bối cảnh sự biến đổi khí hậu do con người gây ra, vốn làm tăng nhiệt độ toàn cầu, qua đó làm nghiêm trọng hơn các hiện tượng thời tiết, tác động đến mùa mưa hằng năm và làm phức tạp thêm việc dự báo và ứng phó với thiên tai."

Tác động làm giảm nhiệt toàn cầu nói chung của La Nina cũng không đủ để ngăn cản năm 2020 trở thành một trong những năm nóng nhất từ trước tới nay. WMO cho biết nhiệt độ đất ở nhiều nơi trên địa cầu dự báo vẫn cao hơn mức bình thường vào tháng 2-4/2021, cao nhất có thể ở khu vực Tây Á, Trung Á, Đông Á và nửa Nam của khu vực Bắc Mỹ.

Ngoài ra, hiện tượng này cũng xảy ra ở những nơi có địa hình cao như các phần miền Trung, Nam và Đông của khu vực Nam Mỹ, hay Bắc Phi và khu vực châu Phi xích đạo.

Trong khi đó, nhiệt độ thấp hơn bình thường được dự báo ở phía Nam của Nam Mỹ.

Dự báo về tác động của La Nina sắp tới, WMO cho biết nhiều khả năng xảy ra ẩm ướt bất thường ở Đông Nam Á, Australia và miền Bắc của Nam Mỹ cũng như quần đảo Melanesia. Khu vực miền Nam châu Phi cũng có thể chứng kiến mưa nhiều hơn bình thường.

Bích Liên

Bạn đang đọc bài viết Chu kỳ La Nina đã đến mức đỉnh song tác động còn kéo dài. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới