Thứ tư, 08/05/2024 09:36 (GMT+7)
Thứ sáu, 12/06/2020 08:00 (GMT+7)

Cho phép nhập lợn sống từ 12/6

Theo dõi KTMT trên

Kể từ ngày 12/6, các doanh nghiệp nhập khẩu đủ điều kiện của Việt Nam có thể thực hiện nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan. Việc thực hiện kiểm dịch nhập khẩu lợn sống vào Việt Nam sẽ được thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

Cho phép nhập lợn sống từ 12/6 - Ảnh 1
Lợn giống nhập từ Thái Lan.

Đó là những thông tin được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phùng Đức Tiến chia sẻ tại cuộc họp báo nhanh với báo chí chiều nay, 11/6, tại Hà Nội.

Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết: Nguồn lợn của thế giới giảm mạnh, từ tháng 1/2020, đàn lợn thế giới có khoảng 678 triệu con, giảm khoảng gần 12% so với năm 2019. Do đó, lượng thịt lợn cũng không dồi dào, việc tìm được các nguồn cung cấp với giá hợp lý gặp khó khăn. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của kỳ nghỉ tết, nhất là đại dịch Covid-19 đang xảy ra, do đó các nhà máy giết mổ gia súc và các doanh nghiệp xuất khẩu thường đóng cửa, các hoạt động thương mại bị đình trệ.

"Trung Quốc cũng bị thiệt hại nặng nề do bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF) nên cần rất nhiều thịt lợn; giá thịt lợn ở nước này hiện rất cao nên các doanh nghiệp Trung Quốc sẵn sàng mua thịt lợn nhập khẩu với giá cao hơn 20-30% so với các doanh nghiệp Việt Nam và họ thường mua với số lượng rất lớn. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Mặt khác, thông thường, thời gian mua hàng từ châu Âu, châu Mỹ và chuyển về Việt Nam cần từ 35-45 ngày tàu đi trên biển. Trong khi đó, thuế nhập khẩu thịt lợn đông lạnh khá cao, để nhập 200-300 tấn/tháng, các doanh nghiệp phải đặt cọc vài chục tỉ đồng cho mỗi lần mua nên cần có thêm vốn.

Với hơn 67,6 nghìn tấn thịt lợn nhập khẩu, về cơ bản có thể bổ sung vào nguồn cung thịt lợn trên thị trường, tuy nhiên, do thói quen của người Việt Nam thích ăn “thịt nóng”, nên việc nhập khẩu lợn sống về giết thịt sẽ tác động nhanh hơn. Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn cũng đã xem xét để triển khai kế hoạch nhập lợn sống.

Cho phép nhập lợn sống từ 12/6 - Ảnh 2
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chia sẻ tại cuộc họp báo chiều 11/6.

Trong bối cảnh diễn biết phức tạp của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến các hoạt động xuất, nhập khẩu thịt lợn, do đó, thời gian qua, Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo cơ quan thú y chủ động và tích cực đàm phán với các nước trong khu vực để nhập khẩu lợn sống bảo đảm an toàn dịch bệnh về Việt Nam để giết mổ, tăng nguồn cung thịt lợn ra thị trường.

Hiện, thủ tục đã hoàn thành. Ngày 11/6, Cục Thú y đã có văn bản số 930/TY-HTQT đề nghị Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn cho phép tổ chức thực hiện kiểm dịch lợn sống từ Thái Lan vào Việt Nam để giết mổ thực phẩm từ 12/6.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng cho biết, số lượng nhập bao nhiêu tùy khả năng của doanh nghiệp nhưng phải bảo đảm an toàn cho đàn lợn trong nước và không ảnh hưởng đến người chăn nuôi.

“Nhập khẩu lợn sống về giết mổ phải bảo đảm ba tiêu chí: Lợi ích của người tiêu dùng, người chăn nuôi và doanh nghiệp. Số lượng lợn nhập khẩu không giới hạn hạn ngạch", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Tại cuộc họp đại diện Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn cũng cho biết đến thời điểm hiện tại, Bộ đã cho phép nhập khẩu lợn sống từ tám doanh nghiệp của Thái Lan. Giá lợn nhập khẩu bán ra thị trường, sẽ do doanh nghiệp cân đối sau khi trừ mọi chi phí, nhưng không thể cao bất hợp lý như hiện nay.

Trao đổi với báo chí bên lề cuộc họp, ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Thú y khẳng định lợn nhập từ Thái Lan về sẽ rẻ hơn 10 giá so với giá hiện nay.

Thanh Hà

Bạn đang đọc bài viết Cho phép nhập lợn sống từ 12/6. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kiến nghị "lệnh cấm" tiền mặt khi mua bán vàng
Để siết quản lý thuế đối với lĩnh vực kinh doanh vàng bạc, Tổng cục Thuế đã có kiến nghị gửi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nghiên cứu, trình cấp thẩm quyền quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng.

Tin mới