Chào đón thời đại của tài nguyên DUCA
Thời kỳ 2025-2030 được dự báo là giai đoạn khởi đầu mạnh mẽ cho chuyển đổi kép tại Việt Nam, trong đó các hệ thống chuỗi có tác động sâu rộng trong mọi mặt của cuộc sống thông qua sự phát triển mạnh mẽ của nguồn tài nguyên mới mang tên DUCA.
Nguồn tài nguyên được sản sinh từ hệ thống quản trị dữ liệu cộng đồng người dùng bằng trí tuệ nhân tạo. Thập kỷ tới, các mô hình quản trị sẽ chuyển đổi mạnh mẽ hơn khi có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo phục vụ quá trình quy hoạch hành vi của con người vì một Việt Nam bền vững, vươn mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới.
Trước thềm thời khắc giao hòa Tết nguyên đán Ất Tỵ, phóng viên Tạp chí Kinh tế Môi trường đã phỏng vấn TS. Bùi Thị Thanh Hương – Phó trưởng Ban Điều hành CLB Các nhà khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Founder VNU Greentech Spin off, chuyên gia giáo dục môi trường của Đại học Quốc gia Hà Nội về những xu hướng chuyển dịch mới trong thời kỳ chuyển đổi kép của Việt Nam.
* Thưa bà, là một chuyên gia giáo dục môi trường, bà cho biết điều gì nên là ưu tiên cho thời kỳ chuyển đổi kép của Việt Nam trong năm Ất Tỵ
- Theo tôi, Việt Nam cần sớm ưu tiên đến “Quy hoạch hành vi xanh” ở tất cả các cấp, từ đơn vị tổ chức nhỏ nhất đến cấp tổ chức cao nhất là quốc gia. Trong đó, các chỉ số “số lượng” và “chất lượng” của hành vi xanh của từng đơn vị tổ chức cần được lựa chọn là tiêu chí năng lực cạnh tranh các cấp. Mà quy hoạch hành vi xanh cần dựa trên nguồn tài nguyên dữ liệu lớn mang tên DUCA (Data+ Users+Communities+AI). Thời kỳ 2025-2030 được dự báo là giai đoạn khởi đầu mạnh mẽ cho chuyển đổi kép tại Việt Nam, trong đó các hệ thống chuỗi có tác động sâu rộng trong mọi mặt của cuộc sống thông qua sự phát triển mạnh mẽ của nguồn tài nguyên dữ liệu lớn DUCA. Nguồn tài nguyên được sản sinh từ hệ thống quản trị dữ liệu cộng đồng người dùng bằng trí tuệ nhân tạo. Thập kỷ tới, các mô hình quản trị sẽ chuyển đổi mạnh mẽ hơn khi có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo phục vụ quá trình quy hoạch hành vi của con người vì một Việt Nam bền vững, vươn mình mãnh mẽ trong kỷ nguyên mới.
* Theo Tiến sĩ, quy hoạch hành vi xanh nên bắt đầu từ đâu?
- Có nhiều nội dung dành cho mục đích Quy hoạch hành vi xanh. Trong thời gian gần đây những quy hoạch hành vi xanh liên quan đến giao thôn g xanh được xã hội chú ý và dành nhiều ưu tiên về nguồn lực hơn. Tuy vậy, rác thải cũng là nguồn gốc phát sinh khí nhà kính. Nếu cộng đồng cùng chung tay giảm phát thải rác ra môi trường đồng nghĩa với việc giảm phát thải khí nhà kính hướng đến NETZERO của Việt Nam vào năm 20250. Nên với tôi, Quy hoạch hành vi xanh nên bắt đầu từ quy hoạch các hành vi gom rác. Tôi muốn giới thiệu một sản phẩm KHCN của ĐHQGHN mang tên: Trạm giao dịch tín chỉ xanh tự động VN NETZERO.
Thời điểm ngày 1/1/2025 đã có hiệu lực thi hành quy định bắt buộc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường về phân loại chất thải rắn tại nguồn. Hiện nay các địa phương, thông qua nhiều hình thức truyền thông đã hướng dẫn đến từng hộ dân việc phân loại chất thải rắn thành 3 loại chính theo quy định: chất thải rắn có khả năng tái chế, tái sử dụng; chất thải thực phẩm; và các loại khác. Tuy nhiên, để duy trì việc phân loại rác thải tại nguồn thành thói quen hàng ngày vẫn là việc khó. Hệ thống giao dịch tín chỉ xanh tự động là 1 trong những sáng kiến nhằm hỗ trợ cho người dân.Chỉ cần quẹt thẻ, hoặc sử dụng tính năng Mobile App VN Netzero trên điện thoại trước khi phân loại và cân rác, hệ thống này sẽ ghi nhận và tích điểm. Khách hàng có thể đổi điểm tích lũy trong thẻ để mua hàng.
Để duy trì việc phân loại rác thải tại nguồn thành thói quen hàng ngày vẫn là việc khó. Hệ thống giao dịch tín chỉ xanh tự động là 1 trong những sáng kiến nhằm hỗ trợ cho người dân. Chỉ cần quẹt thẻ, hoặc sử dụng tính năng Mobile App VN Netzero trên điện thoại trước khi phân loại và cân rác, hệ thống này sẽ ghi nhận và tích điểm. Khách hàng có thể đổi điểm tích lũy trong thẻ để mua hàng.
Hệ thống tích lũy tín chỉ xanh tự động VN Netzero hay còn gọi là Trạm xanh, made in Việt Nam, bao gồm Hệ thống thùng rác thông minh được kết nối với máy chủ bằng các module wifi, kết nối với hệ thống cân tự động và máy bán hàng tự động, giúp người dùng lặp lại nhiều lần hành vi phân loại rác và thu gom rác tái chế. Đây chính là một mô hình, một công cụ để hỗ trợ cho nhà nước thực hiện kiểm soát, kiểm toán lượng rác. Điều thú vị là chúng tôi có thể đưa hệ thống phần mềm tích hợp IOT khi mà lượng rác được cân, ghi nhận trên hệ thống được quy đổi sang tín chỉ xanh, gồm tín chỉ nhựa và tín chỉ carbon. Khi tín chỉ đó được tích hợp theo từng cá nhân, và cá nhân thuộc tổ chức nào, tín chỉ xanh thuộc tổ chức đó. Tổ chức đó được tích lũy hàng ngày hàng giờ theo dữ liệu teo thời gian thực trên hệ thống.
Hệ thống tích lũy tín chỉ xanh tự động (VN NETZERO) triển khai rộng khắp trong cả nước, nơi nào có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt, nơi đó có thị trường và nhu cầu sử dụng công nghệ “hỗ trợ duy trì thói quen phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn”. VN NETZERO được điều khiển bởi:
1. Trạm cân tự động hỗ trợ khách hàng định lượng rác. Khách hàng cần quẹt thẻ CÔNG DÂN XANH (RFID) hoặc tính năng Mobile App VN NETZERO trên điện thoại trước khi phân loại và cân rác. Hệ thống sẽ ghi nhận và chuyển điểm, số tiền tích lũy vào thẻ nếu khách hàng thực hiện gom rác tái chế. Khách hàng có thể dùng tiền được tích lũy trong thẻ để mua hàng trên hệ thống này. VN NETZERO đã có mặt tại các trường học, bệnh viện khu tập trung đông dân cư ở thành phố Hà Nội, và thực hiện sứ mạng là công cụ điều hướng, hình thành thói quen phân loại rác tại nguồn.
2. Hệ thống thùng rác thông minh được kết nối với máy chủ bằng các module wifi kết nối với hệ thống cân tự động và máy bán hàng tự động của Trạm xanh.
3. Thẻ công dân xanh (thẻ RFID hoặc Mobile App), sau mỗi hành động phân loại rác, hỗ trợ người dung tích điểm để mua hàng tại các trạm xanh và là góp phần xây dựng Tổ quốc chúng ta văn minh, thịnh vượng.
4. VN NETZERO theo dõi, báo cáo chính xác theo thời gian thực tình hình tích lũy tín chỉ carbon, tín chỉ nhựa cho địa phương, khu vực, lãnh thổ, quốc gia. Đây là nguồn cơ sở dữ liệu quý giá, là căn cứ quan trọng xây dựng kế hoạch hành động hướng đến NETZERO của từng quốc gia.
* Vậy Việt Nam đang ở đâu trong hệ thống Blockchain trữ lượng tín chỉ carbon?
- Tín chỉ carbon (chứng chỉ carbon) là một tấn khí CO2 được tránh và loại bỏ. Tín chỉ carbon không chỉ là biện pháp giảm thiểu lượng khí thải mà còn mang lại giá trị kinh tế đáng kể. Các doanh nghiệp có thể vừa thúc đẩy phát triển kinh doanh, vừa đóng góp vào việc tạo ra một môi trường sống bền vững và thân thiện với môi trường. Tín chỉ nhựa là các đơn vị có thể đo lường, xác minh và có thể chuyển nhượng đại diện cho một lượng nhựa cụ thể, thường là một tấn nhựa, đã được thu gom từ môi trường hoặc được tái chế. Năm 2021, tổ chức Verra đã ban hành các tiêu chuẩn cho phép ban hành tín chỉ nhựa, bao gồm tín chỉ thu hồi nhựa và tín chỉ tái chế nhựa, để có thể giao dịch trên thị trường tự nguyện. Tín chỉ nhựa có thể được mua bởi bất kỳ tổ chức công hoặc tổ chức tư nhân để giải quyết rò rỉ nhựa trong chuỗi cung ứng, cũng như giúp tài trợ cho các dự án góp phần giảm thiểu tác động đến khí hậu và giảm nhẹ phát thải các-bon.
Hiện nay, tín chỉ carbon được quy đổi từ rác thải như sau: 1 tín chỉ carbon = 1 tấn CO2, 1 tấn nhựa chôn xuống đất = 3 tấn khí CO2= 3 tín chỉ carbon, nên giảm lượng rác thải nhựa phát sinh ra môi trường sẽ góp phần giảm thiểu lượng khí nhà kính trong lộ trình hương đến netzero tại Việt Nam.
Như các quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam mới đặt những bước chân đầu tiên vào thị trường tín chỉ carbon và tín chỉ nhựa. Do vậy, các mô hình cụ thể kiểm soát thị trường giao dịch tín chỉ này còn nhiều non trẻ, chưa “gần gũi” để khởi động quá trình tochs lũy tín chỉ xanh trên chuỗi blockchain tín chỉ xanh trên toàn thế giới.
* Trước thềm Xuân Ất Tỵ, bà có thông điệp gì gửi đến độc giả của Tạp chí Kinh tế Môi trường?
- Nhân dịp Xuân Ất Tỵ tôi xin gửi lời chúc cho một năm khởi sắc, kết nối thành công giữa Tạp chí Kinh tế Môi trường và cộng đồng phát triển kinh tế bền vững, luôn gắn bó trách nhiệm môi trường với cộng đồng. Trong thời đại lớn mạnh của nguồn tài nguyên DUCA, hơn bao giờ hết, truyền thông hướng cộng đồng đến với những thói quen xanh càng trở nên ngày một ý nghĩa. Nó góp phần thúc đẩy quá trình tích lũy nguồn tài nguyên DUCA nhanh chóng và hiệu quả hơn.
* Trân trọng cảm ơn TS Bùi Thị Thanh Hương!
Quốc An (Thực hiện)