Thứ ba, 21/01/2025 17:57 (GMT+7)
Thứ ba, 21/01/2025 14:31 (GMT+7)

Ông Trum rút Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris ngay ngày đầu nhậm chức

Theo dõi KTMT trên

Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức Tổng thống Mỹ lần thứ 2, ông Donald Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris. Hiệu lực của động thái này sẽ mất một năm, theo điều khoản thỏa thuận.

Ông Trum rút Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris ngay ngày đầu nhậm chức - Ảnh 1
Mỹ là nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới nhờ hoạt động khai thác dầu khí

Tổng thống Donald Trump sẽ một lần nữa rút Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, đưa quốc gia có lượng khí thải lớn nhất thế giới ra khỏi nỗ lực toàn cầu chống biến đổi khí hậu lần thứ 2 trong một thập kỷ.

Quyết định này sẽ đặt Mỹ bên cạnh Iran, Libya và Yemen đứng ngoài thỏa thuận ký năm 2015 này, trong đó các chính phủ đã nhất trí giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức dưới 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp để tránh những tác động tồi tệ nhất của tình trạng biến đổi khí hậu.

Thông báo từ Nhà Trắng thể hiện thái độ hoài nghi của ông Trump về hiện tượng ấm lên trên toàn cầu, điều mà ông từng gọi là trò lừa bịp và phù hợp với chương trình nghị sự rộng lớn hơn của ông nhằm "giải phóng" các công ty khai thác dầu khí của Mỹ khỏi các quy định để các công ty này có thể tối đa hóa sản lượng.

Rút khỏi Thỏa thuận Paris đồng nghĩa với việc Mỹ hủy bỏ các cam kết dưới thời Tổng thống Biden, không chỉ bao gồm cắt giảm ô nhiễm 66% trong vòng một thập kỷ mà còn là những khoản tài trợ hàng tỷ USD hỗ trợ các nước nghèo đối phó biến đổi khí hậu.

Giải thích về quyết định rút khỏi Thỏa thuận Paris, ông Trump và các đồng minh cho rằng việc cắt giảm ô nhiễm khí hậu sẽ không hiệu quả trừ khi tất cả các nước cùng thực hiện, ám chỉ Trung Quốc, quốc gia thải lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới. Ngoài ra, việc rút khỏi thỏa thuận không ràng buộc này sẽ giúp Mỹ tiết kiệm được hơn một nghìn tỷ USD.

Việc Mỹ rút đi cũng có thể tạo nên làn sóng từ bỏ Thỏa thuận này, ví dụ như Argentina hay Italy mặc dù chưa công khai. Một số nước đang phát triển cũng không muốn thực hiện cam kết khi những yêu cầu họ nêu lên không được thế giới quan tâm.

Mỹ là nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới nhờ hoạt động khai thác dầu khí kéo dài nhiều năm ở các bang Texas, New Mexico và các nơi khác bằng công nghệ tiên tiến.

Mỹ cần chính thức thông báo cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres về cuộc rút lui. Hiệu lực của động thái này sẽ mất một năm, theo điều khoản thỏa thuận.

Đây là lần rút lui thứ hai của Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu này. Nước này từng rút lui trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump và sau đó tái gia nhập dưới thời Tổng thống Biden vào năm 2021.

Liên Hợp Quốc vẫn tin tưởng các thành phố, tiểu bang và doanh nghiệp nước này "sẽ tiếp tục thể hiện tầm nhìn và vai trò lãnh đạo bằng các hoạt động vì nền kinh tế tăng trưởng carbon thấp".

Thực tế, Trái Đất đã nóng vượt ngưỡng 1,5 độ C so với thời tiền khí hậu, theo Tổ chức Khí tượng Thế giới. Việc duy trì nhiệt độ trên ngưỡng này trong thời gian dài sẽ kéo theo các hiện tượng thời tiết cực đoan, làm tăng số ca tử vong, ảnh hưởng đa dạng sinh học với mực nước biển dâng cao.

Năm 2024, Mỹ ghi nhận những thảm họa khí hậu chết người, thiệt hại 27 tỷ USD và khởi đầu năm 2025 bằng vụ cháy rừng tàn khốc ở miền nam California.

Minh Thành

Bạn đang đọc bài viết Ông Trum rút Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris ngay ngày đầu nhậm chức. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tiềm năng điện sinh khối tại Việt Nam
Với nguồn tài nguyên sinh khối dồi dào, điện sinh khối hứa hẹn sẽ đóng góp tích cực vào việc cung cấp năng lượng sạch và giảm thiểu phát thải khí nhà kính tại Việt Nam.
Đẩy mạnh tiến trình phát triển kinh tế xanh
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng, việc thúc đẩy kinh tế xanh trở thành nhiệm vụ cấp bách và quan trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Tin mới