Thứ sáu, 04/04/2025 08:04 (GMT+7)
Thứ tư, 09/08/2023 17:15 (GMT+7)

Cần làm gì để ngăn chặn, hạn chế rác thải nhựa?

Theo dõi KTMT trên

Tình trạng gia tăng chóng mặt của rác thải nhựa đang ảnh hưởng nặng nề và trực tiếp lên đời sống con người. Vì vậy, chúng ta cần đồng lòng cùng nhau bắt tay vào thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm từ nhựa.

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, mỗi năm cả thế giới thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có khoảng 13 triệu tấn bị đổ ra biển. Cụ thể hơn, mỗi phút có khoảng 1 triệu chai nhựa và 5000 tỷ túi nilon được tiêu thụ.

Trong số rác thải nhựa được thải ra có tới 79% là bị chôn lấp hoặc vứt ra môi trường, 12% là bị đốt, chỉ có 9% trong số đó được tái chế.

Có thể nói tình trạng gia tăng chóng mặt của rác thải nhựa đang ảnh hưởng nặng nề và trực tiếp lên đời sống con người. Ô nhiễm môi trường kéo theo đó là biến đổi khí hậu và hàng loạt bệnh tật nguy hiểm làm cuộc sống của con người ngày càng bị đe dọa nặng nề.

Cần làm gì để ngăn chặn, hạn chế rác thải nhựa? - Ảnh 1
Mỗi năm cả thế giới thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa.

Và thực tế cho thấy, nếu chúng ta không đồng lòng cùng nhau bắt tay vào thay đổi từ chính mình thì tương lai không xa nữa rất có thể con người sẽ khó mà tồn tại được tiếp trên hành tinh này. Vậy chúng ta cần làm gì để ngăn chặn, hạn chế tình trạng này? Hãy cùng khám phá 10 cách làm giảm lượng rác thải nhựa sau:

Hạn chế hộp nhựa: Hạn chế hộp nhựa là một trong các cách làm giảm lượng rác thải nhựa phổ biến nhất. Việc sử dụng hộp giấy, hộp inox, thủy tinh thay cho hộp nhựa vừa an toàn cho sức khỏe. Đồng thời, nó đảm bảo giảm được tối đa lượng nhựa thải ra ngoài môi trường.

Thay thế túi nilon bằng túi vải: Túi vải là một sự lựa chọn tuyệt vời mà chúng ta không thể không nhắc đến. Túi vải được làm từ chất liệu tự nhiên, có thể tái sử dụng nhiều lần. Vì thế, dùng túi vải vừa tiện lợi, vừa không ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.

Cần làm gì để ngăn chặn, hạn chế rác thải nhựa? - Ảnh 2

Sử dụng chai lọ bằng thủy tinh, inox thay cho chai lọ nhựa sử dụng 1 lần: Nhiều người thường có thói quen mua nước đóng chai, mua cà phê, trà sữa,… sử dụng cốc nhựa một lần. Điều này đã góp phần làm lượng rác thải nhựa xả ra môi trường rất khó kiểm soát.

Người tiêu dùng, người kinh doanh nên thay đổi thói quen này bằng cách sử dụng chai lọ bằng thủy tinh, inox, hoặc bình nước cá nhân…

Sử dụng và tái chế nhựa: Một trong số các cách làm giảm lượng rác thải không thể không nhắc đến sử dụng và tái chế nhựa. Bất cứ sản phẩm nhựa nào có thể tái sử dụng. Người tiêu dùng không nên vứt bỏ. Hãy tận dụng nó và sử dụng nhiều lần để hạn chế rác thải nhựa.

Hạn chế ăn kẹo cao su: Kẹo cao su được làm từ nhựa cây cao su tự nhiên. Khi bỏ bã kẹo, chính là bạn đang thải nhựa ra ngoài môi trường. Vì thế, nên hạn chế ăn kẹo cao su để hạn chế rác thải nhựa trong đời sống.

Mua số lượng lớn để hạn chế bao bì: Nếu mua lẻ, chúng ta cần phải sử dụng nhiều bao bì để đựng sản phẩm. Vì thế, nếu có thể, hãy mua số lượng lớn sản phẩm. Việc mua sỉ này sẽ hạn chế lượng bao bì nhựa xả ra ngoài môi trường.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng túi vải để đi chợ để hạn chế tiêu thụ nhiều bao bì nhựa sản phẩm.

Hạn chế tích trữ sản phẩm đông lạnh: Khi tích trữ sản phẩm đông lạnh, bạn cần nhiều túi nilon để bảo quản và đóng gói. Điều này gây ra lượng rác thải nhựa lớn sau mỗi lần sử dụng.

Tuy nhiên, nếu thực sự cần tích trữ đông lạnh, hãy sử dụng hộp nhựa dùng nhiều lần thay vì nilon..

Dùng diêm thay vì bật lửa: Vỏ bật lửa cũng được làm từ nhựa. Sau khi sử dụng, bật lửa rất khó có thể tái chế. Vì thế, bạn có thể thay đổi thói quen sử dụng bật lửa bằng diêm đốt. Diêm đốt phân hủy nhanh chóng, khá tiện lợi nên rất phù hợp với đời sống.

Pha trà thay vì nước lọc đóng chai trong các buổi họp: Chúng ta nên tạo thói quen sử dụng trà thay vì nước lọc đóng chai trong các buổi họp, buổi học và sinh hoạt cộng đồng. Nước đóng chai tuy tiện lợi nhưng hậu quả lâu dài rất khó lường. Chúng ta không nên vì lợi ích trước mắt mà đánh đổi đến sự an toàn của môi trường trong tương lai.

Phân loại rác thải: Phân loại rác thải trước khi đem vứt cũng là một trong các cách làm giảm lượng rác thải. Phương pháp này không chỉ giúp việc phân hủy rác nhanh chóng hơn. Nó còn giúp dễ dàng đánh giá rác thải và có thể đem tái chế nếu cần thiết.

Minh Anh

Bạn đang đọc bài viết Cần làm gì để ngăn chặn, hạn chế rác thải nhựa?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Kiên định với mục tiêu phát triển xanh
Trong quá trình phát triển, Quảng Ninh luôn thể hiện rõ quyết tâm phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường, tận dụng tối đa tiềm năng lợi thế nhưng gắn chặt với phát triển bền vững.
Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Phát hiện 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn
Trong khuôn khổ Đề án Tây Bắc, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố kết quả điều tra cho biết, đã phát hiện 110 mỏ khoáng sản quan trọng trên địa bàn, trong đó có 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn cùng nhiều mỏ khoáng sản quý khác.

Tin mới

Hải Phòng thu ngân sách cao kỷ lục
Ba tháng đầu năm, TP. Hải Phòng thu ngân sách đạt hơn 47.800 tỷ đồng, hơn 40% dự toán thu ngân sách cả năm nay. Đây là thông tin được công bố tại phiên họp thường kỳ trực tuyến tháng 3 của UBND Thành phố Hải Phòng diễn ra sáng nay (3/4).