Thứ bảy, 23/11/2024 10:56 (GMT+7)
Thứ sáu, 31/12/2021 11:00 (GMT+7)

Các "thủ tục" dịp Tết Nguyên đán tác động đến môi trường như thế nào?

Theo dõi KTMT trên

Tết là dịp để gia định quây quần nhưng cũng là dịp diễn ra rất nhiều hoạt động lễ hội. Các nghi lễ dịp Tết Nguyên Đán vô hình gây nên những tác động tiêu cực đến môi trường.

Đốt vàng mã, nhang khói

Trong những năm gần đây, việc lạm dụng quá đà việc đốt vàng mã, đốt pháo không những gây lãng phí kinh tế mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe.

Hiệp hội bảo vệ môi trường xanh Malaysia lý giải, ô nhiễm không khí từ việc đốt nhang, đốt pháo và vàng mã đủ loại từ tiền, đồ mã, hình nhân thế mạng, quần áo, nhà lầu, xe hơi cần hạn chế. Bởi những vật này khi bị đốt đi sẽ tạo ra khói bụi kèm theo các hóa chất độc hại cho môi trường, gây tổn hại đường hô hấp khi con người hít phải, thậm chí dẫn đến bệnh ung thư, tử vong.

Wong Ruen Yuan - Chủ tịch hiệp hội nêu trên nói: “Tục lệ đốt vàng mã, pháo, nhang là một phần văn hóa của nhiều người dân tại Trung Quốc, Maylaysia, Singapore, nhất là trong cộng đồng người Hoa. Tuy nhiên, việc này gây tác động xấu đến môi trường”.

Các "thủ tục" dịp Tết Nguyên đán tác động đến môi trường như thế nào? - Ảnh 1
Đốt vàng mã, nhang khói quá nhiều gây ô nhiễm. (Ảnh minh họa)

Hiện nay Đài Loan, Malaysia buộc người dân phải tập trung lò đốt vàng mã và các đền chùa phải sử dụng lò phát thải để giảm ô nhiễm. Hồng Kông kêu gọi người dân thay thế nhang bằng bóng điện và chỉ dâng hương, hoa quả và số tiền mua nhang, pháo nên để làm từ thiện.

Thượng Hải và nhiều thành phố khác ở Trung Quốc ban lệnh cấm pháo hoa trong dịp Tết Nguyên đán 2017 nhằm giảm tình trạng khói mù và cải thiện chất lượng không khí. Cảnh sát Thượng Hải sẽ phạt 500 nhân dân tệ những ai bị phát hiện đốt pháo hoa ở khu vực trung tâm thành phố. Nhất là, người dân cần nâng cao ý thức trong việc hạn chế tối đa đốt vàng mã trong các lễ hội.

Thả bóng bay

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Tasmania, bóng bay là rác thải biển số 1 nguy cơ gây tử vong co chim biển. Các nhà nghiên cứu tương tự đã xem xét nguyên nhân cái chết của 1.733 con chim biển từ các loài khác nhau và thấy rằng 1 trong 3 con chim đã ăn phải rác thải biển này.

Các "thủ tục" dịp Tết Nguyên đán tác động đến môi trường như thế nào? - Ảnh 2
Bóng bay tạo nên không khí Tết. (Ảnh minh họa)

Sau thời gian của chúng ở trên không, bóng bay trở lại đất liền hoặc biển và thường bị nhầm với thức ăn.Không chỉ các loài chim mà rùa biển, cá heo, cá voi và cá cũng đã được tìm thấy với các mảnh vụn bóng bay trong dạ dày của chúng hoặc có liên quan đến sự vướng víu ruy băng. Đèn lồng trên bầu trời cũng thuộc thể loại này và cũng không nên được thả vào không khí.

Bong bóng cao su có thể phân hủy, nhưng nó vẫn sẽ mất từ 6 đến 4 năm để phân hủy. Đó là quá đủ thời gian để các mảnh vỡ làm tổn thương một con vật.
Bóng bay nylong chắc chắn là lựa chọn tồi tệ nhất khi sử dụng vì chúng không phân hủy và kém thân thiện với môi trường.

Tặng giỏ quà Tết

Tết là dịp bán chạy nhất của các công ty bánh kẹo. Tặng giỏ quà tết luôn là phong tục mỗi khi đến chúc Tết. Sản xuất những bao bì bánh kẹo tác động tiêu cực đến môi trường. 

Bao bì là sản phẩm được sản xuất từ nhựa dùng để đóng gói, đựng sản phẩm. Bao bì được thiết kế mỏng, nhẹ, nhỏ gọn, tiện lợi cho việc cầm tay mang đi. Không chỉ vậy, bao bì còn là giảm được gánh nặng cho đôi tay và hạn chế sự cồng kềnh trong mang vác hàng hóa. 

Các "thủ tục" dịp Tết Nguyên đán tác động đến môi trường như thế nào? - Ảnh 3
Những giỏ quà được trang trí nhiều cũng gây hại đến môi trường. (Ảnh minh họa)

Bởi những tiện lợi như vậy, nhiều ngành công nghiệp bao bì ra đời, sản xuất hàng năm hàng nghìn tấn bao bì nhằm phục vụ nhu cầu người tiêu dùng, việc bán hàng trong siêu thị cũng như tại các cửa hàng bán lẻ.

Tuy nhiên, chính bởi thành phần làm bao bì từ nhựa nên một vấn đề đặt ra là khả năng phân hủy của bao bì trong tự nhiên rất thấp.

Phải mất hàng chục năm thì mới có thể phân hủy được túi bóng nhựa và ảnh hưởng của chất nhựa bao bì khi ngấm vào đất hoặc trôi xuống biển gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Bao bì gây ảnh hưởng tới môi trường qua việc trôi nổi trong nước, gây khó thở cho các loài sinh vật biển, thông qua đất do tồn tại hàng chục năm không thể phân hủy. 

Hiện nay, mặc dù bao bì gây tổn hại rất lớn đến môi trường nhưng do chưa tìm được chất liệu phù hợp và tiện dụng hơn nên hàng năm trên thế giới vải thải ra hàng nghìn, hàng trăm tấn bao bì, đặc biệt là bao bì sử dụng một lần ra môi trường.

Bao bì thải ra môi trường gây ra hệ quả nặng nề đối với hệ sinh thái tự nhiên, cuộc sống của các loài động thực vật và ảnh hưởng với ngay chính sức khỏe con người.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Các "thủ tục" dịp Tết Nguyên đán tác động đến môi trường như thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới