Thứ bảy, 23/11/2024 00:13 (GMT+7)
Thứ sáu, 11/11/2022 06:49 (GMT+7)

Các quốc gia cam kết tăng đóng góp tài chính khí hậu

Theo dõi KTMT trên

Tăng cường tài chính cho các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu là một trong những mục tiêu chính của hội nghị COP27.

Lãnh đạo các nước đã cam kết đóng góp tài chính khí hậu

Tài chính khí hậu là từ khóa được đề cập rất nhiều tại Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27).

Các chuyên gia cho rằng, lượng khí thải cao trước đây và hiện nay của các nước phát triển là tác nhân lớn dẫn đến biến đổi khí hậu. Các nước nghèo dù phát thải thấp nhưng lại phải hứng chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, ngay tại COP27 lần này, nhiều lãnh đạo các nước đã cam kết tăng dần mức đóng góp tài chính khí hậu hỗ trợ các nước mới nổi và đang phát triển.

Các quốc gia cam kết tăng đóng góp tài chính khí hậu - Ảnh 1
Các tảng lớn dần tan chảy, tách ra và trôi nổi khi nhiệt độ Trái đất nóng lên. (Ảnh: AP)

Phát biểu tại phiên họp "Ngày tài chính" thuộc khuôn khổ COP27, Ðặc phái viên của Liên Hợp Quốc về cung cấp tài chính cho phát triển bền vững 2030 nhấn mạnh: Tài chính công bằng là chìa khóa để thúc đẩy hành động khí hậu.

Một loạt các cam kết hỗ trợ tài chính giúp các nước đang phát triển ứng phó biến đổi khí hậu đã được đưa ra tại Hội nghị COP27.

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cam kết: "Hà Lan sẽ tăng mức đóng góp hàng năm cho tài chính khí hậu lên mức 1,8 tỷ Euro vào năm 2025, tức cao hơn khoảng 50% so với mức của năm 2021".

"Hôm nay, cùng với Senegal và với sự ủng hộ Công ước chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc, chúng tôi đã thành lập Liên minh quốc tế ứng phó với hạn hán. Tây Ban Nha sẽ đóng góp 5 triệu euro để quỹ này hoạt động", Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho hay.

Các nước đang phát triển cần 2.400 tỷ USD tài chính khí hậu mỗi năm

Năm nay đánh dấu 30 năm ngày ra đời Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) trong khi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đang bước vào giai đoạn thực hiện đầy đủ, vì vậy COP27 gánh vác nhiệm vụ quan trọng là tạo sự đồng thuận về các nguyên tắc của UNFCCC và thúc đẩy các hành động thực tế của tất cả các bên, Đặc phái viên Trung Quốc cho hay.

Tăng cường tài chính cho các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu là một trong những mục tiêu chính của hội nghị COP27.

Việc không đạt được mục tiêu đề ra, hay nói cách khác những lời hứa trước đây đã không được thực hiện sẽ khiến mục tiêu đàm phán tăng cường viện trợ khí hậu trở nên khó đạt được hơn. Đây chính là trở ngại hiện hữu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Các nước giàu được kỳ vọng sẽ chịu trách nhiệm chính về tài trợ tài chính khí hậu. Năm 2009, các nước này đã cam kết huy động 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các quốc gia đang phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhưng trên thực tế, năm 2020, số tiền do các nước phát triển cùng huy động và đóng góp mới chỉ đạt hơn 83 tỷ USD.

Huyền Diệu

Bạn đang đọc bài viết Các quốc gia cam kết tăng đóng góp tài chính khí hậu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tiêu hủy 5 cá thể hổ đã chết tại Hà Tĩnh
Ngày 26/8, Hội đồng tiêu hủy vật chứng tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tiến hành tiêu hủy 5 cá thể hổ đã chết vốn là tang vật trong một vụ án buôn bán động vật hoang dã.

Tin mới