Thứ sáu, 22/11/2024 20:07 (GMT+7)
Thứ tư, 25/11/2020 11:13 (GMT+7)

Bộ TN&MT công bố kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 11 về quản lý tài nguyên khoáng sản

Theo dõi KTMT trên

Bộ TN&MT đã tập trung điều tra có trọng tâm, trọng điểm nguồn tài nguyên khoáng sản chiến lược, giá trị về địa chất chuyển hoá thành các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã thông tin kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW về quản lý tài nguyên khoáng sản.

Theo đó, Bộ TN&MT đã tập trung điều tra có trọng tâm, trọng điểm nguồn tài nguyên khoáng sản chiến lược, giá trị về địa chất chuyển hoá thành các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Đã xác định nhiều vùng với nhiều loại khoáng sản tiềm năng; Phát hiện nhiều di sản địa chất có giá trị, với nhiều nét đặc trưng; Có các nghiên cứu có giá trị về lịch sử địa chất, tai biến địa chất góp phần dự báo các nguy cơ tai biến địa chất như sụt lún, sạt lở, phục vụ xây dựng bản đồ cảnh báo, cũng như quy hoạch phát triển không gian ngầm.

Bộ TN&MT công bố kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 11 về quản lý tài nguyên khoáng sản - Ảnh 1
Ảnh minh họa. (Internet)

Tập trung điều tra có trọng tâm, trọng điểm nguồn tài nguyên khoáng sản chiến lược, giá trị về địa chất chuyển hoá thành các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, Bộ TN&MT đang triển khai 05 Đề án Chính phủ giao: Điều tra tổng thể về khoáng sản và hoàn thiện nền bản đồ địa chất tỉ lệ 1/50.000 vùng Tây Bắc phục vụ QH phát triển bền vững kinh tế - xã hội; Điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền bể Sông Hồng; Thăm dò quặng urani khu Pà Lừa - Pà Rồng, Quảng Nam; Bay đo từ - trọng lực tỉ lệ 1:250.000 biển và hải đảo Việt Nam; Điều tra, đánh giá đặc điểm cấu trúc địa chất công trình, đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng lãnh thổ phục vụ xây dựng và phát triển hạ tầng dải ven biển Việt Nam.

Bộ TN&MT cũng cho biết, đã xác định nhiều vùng với nhiều loại khoáng sản tiềm năng như: Than đồng bằng sông Hồng, urani Quảng Nam, đồng Kon Tum, vàng, thiếc, wolfram và khoáng chất công nghiệp vùng Tây Bắc; Phát hiện nhiều di sản địa chất có giá trị, với nhiều nét đặc trưng như: Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn, Công viên địa chất Non nước Cao Bằng.

Bên cạnh đó, đã có các nghiên cứu có giá trị về lịch sử địa chất, tai biến địa chất góp phần dự báo các nguy cơ tai biến địa chất như sụt lún, sạt lở, phục vụ xây dựng bản đồ cảnh báo: Bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá tỉ lệ 1:50.000 các tỉnh Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Quảng Bình; Bộ Bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá tỉ lệ 1:50.000 các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn; Sơ đồ hiện trạng trượt lở đất đá và Sơ đồ khoanh vùng nguy cơ trượt lở đất đá tỉ lệ 1:10.000, kèm theo báo cáo, khu vực 20 xã trọng điểm thuộc 4 tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai và Yên Bái (bao gồm bản in và dạng số).

Trên cơ sở kết quả điều tra các tiềm năng khoáng sản, giai đoạn 2016-2020 ngành TN&MT đã thực hiện việc cấp quyền khai thác khoáng sản phù hợp với cơ chế thị trường, chuyển hoá các tiềm năng khoáng sản thành nguồn lực trực tiếp phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Về cấp phép hoạt động khoáng sản: Từ năm 2016 đến 31/12/2019 đã cấp 266 giấy phép hoạt động khoáng sản, trong đó trong đó 102 giấy phép thăm dò, 164 giấy phép khai thác. Năm 2020 dự kiến sẽ cấp 55 giấy phép (trong đó 20 giấy phép thăm dò, 35 giấy phép khai thác).

Đã hoàn thành 16 đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản gồm: 6 đề án lập bản đồ ĐCKS với diện tích 14.440 km2, 10 đề án đánh giá tiềm năng khoáng sản và 1 đề án thăm dò quặng urani bằng vốn ngân sách nhà nước.

Về công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản có nhiều thành tựu mới. Đã hoàn thành công tác lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 cho hơn 26.240 km2 (bao gồm cả diện tích lập bản đồ địa chất khu vực điều tra đánh giá tổng thể tài nguyên quặng bauxit Tây Nguyên tỉ lệ 1:50.000), đưa tổng diện tích đã lập bản đồ địa chất và đánh giá khoáng sản tỉ lệ 1: 50.000 phần đất liền lãnh thổ Việt Nam đạt tỉ lệ tỉ lệ đạt 70%.

Đã cơ bản hoàn thành xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả do nhà nước đã đầu tư cho toàn bộ các giấy phép khai thai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp Bộ. Đã thu về cho ngân sách nhà nước hơn 2.000 tỉ đồng, đây là một phần kinh phí rất quan trọng để nhà nước tái đầu tư cho ngành địa chất thực hiện công tác đánh giá, thăm dò khoáng sản.

Đã cơ bản hoàn thành việc tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với tất cả các Giấy phép khai thác thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TN&MT. Tất cả các địa phương có hoạt động khai thác khoáng sản đều đã triển khai việc xác định và thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép. Tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của tất cả các mỏ thuộc thẩm quyền cấp phép của Trung ương và địa phương đã xác định tính đến hết năm 2019 là khoảng 60.000 tỉ đồng, trong đó: Các Giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TN&MT khoảng 36.000 tỉ đồng các Giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khoảng 24.000 tỉ đồng.

Bộ TN&MT đã đấu giá thành công 6 mỏ và các địa phương (32/63 tỉnh, thành phố) đã đấu giá thành công trên 350 mỏ khoáng sản với tổng giá trị ước đạt khoảng 1.500 tỉ đồng góp phần tăng thu ngân sách nhà nước khoảng 500 tỉ đồng. Thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản đã lựa chọn được các tổ chức, cá nhân có năng lực về tài chính cũng như có kinh nghiệm trong hoạt động khoáng sản góp phần phát triển bền vững nền công nghiệp khai khoáng.

PV

Bạn đang đọc bài viết Bộ TN&MT công bố kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 11 về quản lý tài nguyên khoáng sản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tiêu hủy 5 cá thể hổ đã chết tại Hà Tĩnh
Ngày 26/8, Hội đồng tiêu hủy vật chứng tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tiến hành tiêu hủy 5 cá thể hổ đã chết vốn là tang vật trong một vụ án buôn bán động vật hoang dã.

Tin mới