Thứ năm, 25/04/2024 21:35 (GMT+7)
Thứ bảy, 20/11/2021 17:00 (GMT+7)

Bình Thuận: Phấn đấu có 161 sản phẩm OCOP vào năm 2025

Theo dõi KTMT trên

Tỉnh Bình Thuận hướng tới mô hình xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm OCOP xanh theo hướng kinh tế tuần hoàn và nông nghiệp hữu cơ.

Với mục tiêu đưa Chương trình OCOP trở thành chương trình phát triển kinh tế quan trọng ở khu vực nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, trong giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo các địa phương tập trung phát triển các sản phẩm mang tính cộng đồng, sản phẩm chế biến sâu, chủ lực có lợi thế ở các địa phương. 

Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 156 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên; 5 sản phẩm được công nhận đạt OCOP 5 sao; Số lượng chủ thể có sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên là 100 chủ thể; Tỉ lệ chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định là 30% so với tổng số lượng chủ thể có sản phẩm OCOP được công nhận.

Để đạt được các mục tiêu trên, trong thời gian tới Sở NN&PTNT tập trung triển khai các mô hình xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm OCOP theo chỉ đạo của Trung ương và của UBND tỉnh Bình Thuận. 

Bình Thuận: Phấn đấu có 161 sản phẩm OCOP vào năm 2025 - Ảnh 1
Thanh long là sản phẩm chủ đạo trong phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Đồng thời, phối hợp với các đơn vị tư vấn hỗ trợ cho chủ thể thực hiện các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, bao gồm quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, HACCP, ISO, thiết kế bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, đăng ký sở hữu trí tuệ, mã số, mã vạch, câu chuyện sản phẩm… 

Theo đó, mô hình xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm OCOP xanh, thanh long gắn với vùng nguyên liệu tại tỉnh Bình Thuận theo hướng kinh tế tuần hoàn và nông nghiệp hữu cơ sẽ được triển khai thực hiện tại các xã của huyện Hàm Thuận Nam và huyện Hàm Thuận Bắc trên diện tích khoảng 100 ha; Quy trình kỹ thuật áp dụng theo hướng hữu cơ, GAP, kinh tế tuần hoàn.

Mô hình thí điểm sản phẩm OCOP về dịch vụ du lịch cộng đồng, như mô hình làng văn hóa du lịch kiểu mẫu xã Long Hải, huyện Phú Quý nhằm giới thiệu điểm di tích văn hóa, dịch vụ du lịch ăn uống và nghỉ dưỡng. 

Mô hình điểm văn hóa du lịch làng nghề truyền thống nghề gốm Chăm Bình Đức tại xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình nhằm giới thiệu điểm tham quan làng nghề truyền thống được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 

Mô hình Du lịch nông nghiệp và trồng gừng, kết hợp trồng cây sâm cau đen dưới tán cây trong khu du lịch sinh thái tại thôn Phú Nhang, xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc.

Mô hình Nâng cao năng lực sơ chế và chế biến nước cốt thanh long đỏ lên men tại xã Hải Ninh, huyện Bắc Bình, định hướng sản phẩm OCOP đạt 5 sao, quy mô sản lượng khoảng 1.500 - 2.000 thùng (1 thùng 6 lít), dự kiến nội dung hỗ trợ là xây dựng nguồn nguyên liệu, vùng trồng hữu cơ, duy trì cơ cơ sở chế biến HACCP, máy móc thiết bị trong chế biến và năng lực tiêu thụ.

Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; Là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. 

Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; Định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; Quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; Hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.

Nguyễn Thu

Bạn đang đọc bài viết Bình Thuận: Phấn đấu có 161 sản phẩm OCOP vào năm 2025. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

WB: Kinh tế Việt Nam đang hồi phục tăng trưởng
Theo Báo cáo cập nhật kinh tế 6 tháng Điểm lại mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4, Kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau, với dự báo tăng trưởng sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6,0% vào năm 2025.

Tin mới

Hiến giọt máu đào, trao đời sự sống
Đây là chủ đề của chương trình hiến máu tình nguyện, được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức ngày 24/4.