Thứ bảy, 20/04/2024 07:08 (GMT+7)
Thứ hai, 24/05/2021 10:48 (GMT+7)

Biến đổi khí hậu đang ‘phá vỡ’ đa dạng sinh học tại Bắc Cực

Theo dõi KTMT trên

Theo báo cáo về đa dạng sinh học trên cạn tại Bắc Cực, được công bố bởi nhóm công tác Bảo tồn Động thực vật Bắc Cực (Caff) thuộc AC. Cuộc khủng hoảng khí hậu đã làm ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sinh tồn của các loài động vật.

Khu vực sinh sống của các loài động vật tại Bắc Cực có diện tích vào khoảng 7 triệu km2 với nền khí hậu cực lạnh, khô hạn, gió mạnh theo từng mùa. Các loài sống trong môi trường này đã thích nghi để tồn tại và phát triển trong môi trường điều kiện khắc nghiệt.

Nhưng cuộc khủng hoảng khí hậu đã làm ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sinh tồn của chúng, theo báo cáo về đa dạng sinh học trên cạn tại Bắc Cực, được công bố bởi nhóm công tác Bảo tồn Động thực vật Bắc Cực (Caff) thuộc AC.

Biến đổi khí hậu đang ‘phá vỡ’ đa dạng sinh học tại Bắc Cực - Ảnh 1
Biến đổi khí hậu đang ‘phá vỡ’ đa dạng sinh học ở Bắc Cực. (Ảnh minh họa)

“Biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi trong các hệ sinh thái trên cạn ở Bắc Cực và khiến cho những tác động có ảnh hưởng lớn, nhiều chiều, khó đoán định ​​sẽ ngày càng gia tăng”, báo cáo trên cho biết.

Nền nhiệt tại Bắc Cực đang gia tăng với tốc độ cao gấp đôi so với phần còn lại của thế giới. Tình trạng này dẫn đến các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt khiến cho các loài ở phía nam di chuyển về phía bắc và làm lây lan các mầm bệnh giữa những loài sinh sống trong khu vực.

Trong cuộc họp cấp bộ trưởng của AC tại Reykjavik, Iceland vào hôm Thứ Năm, một báo cáo đánh giá tình trạng và xu hướng phát triển của các loài sinh sống ở Bắc Cực lần đầu tiên được công bố, sau một bản đánh giá năm 2017 của Caff về đa dạng sinh học biển.

Báo cáo này dựa trên nhiều thập kỷ theo dõi sự đa dạng sinh học tại khu vực để cung cấp một cái nhìn tổng quan về những thay đổi đã xảy ra tại đây.

Tại trạm nghiên cứu Zackenberg ở phía đông bắc đảo Greenland, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những loài quan trọng như ruồi thụ phấn đã giảm 80% số lượng cá thể trong khoảng thời gian từ năm 1996–2014. Số liệu này phản ảnh sự không đồng đều giữa thời điểm ra hoa của thực vật và hoạt động của loài thụ phấn do khí hậu gây ra.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện hơn 50% trong số đó 88 loài chim biển được khảo sát đã suy giảm số lượng và có đến 20% loài bị suy giảm nghiêm trọng.

“Trên lãnh nguyên Bắc Cực, chim biển là nhóm chim đa dạng nhất”, ông Paul Allen Smith, nhà sinh vật học và là một chuyên gia về chim đóng góp cho báo cáo cho biết.

Với các đàn tuần lộc di cư từ Nga đến Alaska, bà Christine Cuyler, một chuyên gia, nhà tư vấn của Viện Tài nguyên Thiên nhiên Greenland cho biết: “Số lượng cá thể tuần lộc luôn biến động, thay đổi bất thường và có chu kỳ phong phú”.

“Nhưng trong một số trường hợp, biên độ dao động đang có chiều hướng gia tăng. Giờ đây, chúng ta đang chứng kiến ​​những biến động về số lượng loài này sụt giảm vượt mốc lịch sự từng ghi nhận trong quá khứ”, bà Cuyler chỉ ra. Phần lớn các cá thể tuần lộc rừng và các loài di cư đến lãnh nguyên Bắc Cực đã giảm trong những năm gần đây. Tính riêng đàn tuần lộc Bathurst, trải dài từ Lãnh thổ Tây Bắc của Canada đến Nunavut, đã giảm 98% kể từ năm 1986 – 2018.

Trước tình trạng này, Liên hợp quốc đề nghị cộng đồng thế giới cùng tăng đầu tư để cùng quản lý và hỗ trợ các chương trình thích nghi với biến đổi khí hậu, mở rộng diện tích và quy mô các khu bảo tồn ở Bắc Cực, đồng thời tăng cường hợp tác với các nước ngoài khu vực này để cùng chia sẻ trách nhiệm về các sinh vật hoang dã di cư.

Trong thông điệp gửi Hội nghị bộ trưởng các nước về đa dạng sinh học diễn ra ở thành phố Nagôgia (Nagoya) của Nhật Bản, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Mun (Ban Ki-moon) khẳng định mục tiêu giảm tốc độ mất đa dạng sinh học vào năm 2010 đã bị lỡ và kêu gọi cộng đồng thế giới bắt đầu "một tầm nhìn mới và quyết tâm mới". Nhân loại không chỉ đang lãng phí nguồn vốn tự nhiên từ Trái Đất mà còn mất thêm hàng nghìn tỉ USD mỗi năm do mất đa dạng sinh học.

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc, ông Giôxép Đâyít (Josseph Deiss) kêu gọi cộng đồng quốc tế thông qua kế hoạch chiến lược để định hướng các nỗ lực quốc gia, khu vực và toàn cầu bảo vệ và thúc đẩy việc sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở Bắc Cực.

Minh Phương

Bạn đang đọc bài viết Biến đổi khí hậu đang ‘phá vỡ’ đa dạng sinh học tại Bắc Cực. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Huy động thêm 400 người tham gia chữa cháy rừng tại Cà Mau
Tỉnh Cà Mau đã huy động thêm 400 người tham gia cháy rừng tại Nông trường 402, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời. Đến khoảng gần 3 giờ ngày 11/4, đám cháy cơ bản được khống chế, không để xảy ra cháy lan ra khu vực lân cận.

Tin mới