Thứ năm, 03/04/2025 10:37 (GMT+7)
Thứ năm, 10/08/2023 07:19 (GMT+7)

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Sẽ giữ ổn định quận Hoàn Kiếm

Theo dõi KTMT trên

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, tinh thần là Hà Nội sẽ bảo vệ quan điểm giữ ổn định quận Hoàn Kiếm.

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Sẽ giữ ổn định quận Hoàn Kiếm - Ảnh 1
Hà Nội sẽ bảo vệ quan điểm giữ ổn định quận Hoàn Kiếm và có các minh chứng đầy đủ, thuyết phục - Ảnh: VGP

Ngày 9/8, tại hội nghị đối thoại với MTTQ Việt Nam các cấp TP. Hà Nội, ông Phạm Chi Linh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ phường Chương Dương (quận Hoàn Kiếm) đặt câu hỏi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 35 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030. Trong đó, Hà Nội có quận Hoàn Kiếm và 176 xã, phường (tại 26 quận, huyện, thị xã) thuộc diện sắp xếp đơn vị hành chính.

"Nhân dân rất quan tâm, muốn biết chủ trương, quan điểm của TP trong việc sáp nhập quận Hoàn Kiếm, bởi đây là quận trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của Thủ đô, có bề dày truyền thống về văn hóa, lịch sử", Chủ tịch Ủy ban MTTQ phường Chương Dương nêu.

Trao đổi về nội dung này, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, Thành phố sẽ xây dựng đề án về việc sắp xếp đơn vị hành chính với các phương án cụ thể, căn cứ vào 3 tiêu chí: Diện tích, dân số và văn hóa, lịch sử.

Ngày 7/8, Thường trực Thành ủy đã họp, thống nhất cao quan điểm và sẽ có Chỉ thị về vấn đề này; đồng thời, sẽ thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính.

“Tinh thần là Hà Nội thực hiện nghiêm quy định của Trung ương nhưng đây cũng là vấn đề rất hệ trọng, nhạy cảm, nhiều tâm tư, gắn với đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị. Mặt khác, quận Hoàn Kiếm có từ thời vua Lý Thái Tổ, có những yếu tố văn hóa, lịch sử rất đặc thù nên Thành phố sẽ bảo vệ quan điểm giữ ổn định quận này và có các minh chứng đầy đủ, thuyết phục”, Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.

Cũng theo Bí thư Thành uỷ, với các xã, phường - nơi nào có yếu tố văn hóa, lịch sử đặc thù thì cũng phải thuyết minh, thuyết phục; còn lại, thực hiện theo đúng quy định.

Quận Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm Thủ đô, rộng 5,29 km2, dân số gần 156.000 người với 18 phường. Đây là quận nhỏ nhất Hà Nội nhưng là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của Thủ đô với 190 di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng.

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, xã ngày 31/7, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, Hoàn Kiếm là quận duy nhất của Thành phố phải sáp nhập giai đoạn 2023-2025.

Theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quận phải có diện tích tối thiểu 35 km2, dân số 150.000 người. Hoàn Kiếm đủ tiêu chuẩn về dân số nhưng chỉ đạt 15% diện tích.

Ngoài Hoàn Kiếm, ba quận lõi còn lại của Hà Nội đều không đạt tiêu chí diện tích. Cụ thể Ba Đình 9,21 km2, Đống Đa 9,95 km2, Hai Bà Trưng 10,26 km2. Tuy nhiên, ba quận này dân rất đông. Một số quận mới cũng có diện tích dưới 35 km2 như Tây Hồ 24,38 km2, Cầu Giấy 12,38 km2, Thanh Xuân 9,17 km2 và Nam Từ Liêm 32,17 km2 nhưng đều có số dân vượt mốc 150.000 người.

Thùy Linh

Bạn đang đọc bài viết Bí thư Thành ủy Hà Nội: Sẽ giữ ổn định quận Hoàn Kiếm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Đền Hùng
Tối ngày 28/3/2025, tại Quảng trường Hùng Vương, Ban Tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025 tổ chức tổng duyệt chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025.

Tin mới

Lợi nhuận của FE CREDIT trở lại đường đua tăng trưởng
Năm 2024 đã kiểm toán, FE CREDIT đạt lợi nhuận trước thuế gần 515 tỷ đồng, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ sau giai đoạn tái cơ cấu. Năm 2025, công ty tài chính tiêu dùng với thị phần lớn nhất Việt Nam xác định mục tiêu duy trì đà tăng trưởng và phát triển..
Vì sao vé xem DIFF luôn “hot” qua nhiều mùa?
Chỉ còn hai tháng nữa là Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ chính thức khai mạc. Rất nhiều du khách đã háo hức săn vé DIFF ngay từ lúc này để thưởng thức “đại tiệc ánh sáng” của thành phố bên sông Hàn.
Thay đổi công suất sản xuất và bổ sung sản phẩm: Dự án có phải xin cấp lại giấy phép môi trường?
Tình huống pháp lý của một công ty hoạt động sản xuất vật tư y tế đã được cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, nay có kế hoạch nhằm bổ sung thêm một mã sản phẩm mới, tăng công suất sản xuất lên 21% so với trước đây.