Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định kiểm tra, xác định có dấu hiệu hình sự hay không trong vụ phá rừng trái pháp luật xảy ra tại dự án BCG Phù Mỹ.
Làm rõ trách nhiệm các bên liên quan
Liên quan đến vụ việc 5,26 ha rừng phòng hộ bị lấn chiếm, tàn phá trái pháp luật khi xây dựng dự án điện mặt trời Phù Mỹ (BCG Phù Mỹ) trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ NN&PTNT đã ký văn bản gửi Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định đề nghị làm rõ sự việc và trách nhiệm của các bên liên quan.
Cụ thể, văn bản của Tổng cục Lâm nghiệp nêu ra thực trạng lấn chiếm, phá rừng tự nhiên, khai thác lâm sản trái pháp luật vẫn diễn ra trên địa bàn tỉnh Bình Định trong thời gian gần đây.
Trong đó, Tổng cục Lâm nghiệp đặc biệt nêu ra vụ lấn chiếm, phá rừng phòng hộ ven biển để làm dự án BCG Phù Mỹ; Vụ phá rừng tự nhiên ở huyện Tây Sơn khiến dư luận quan tâm tới công tác bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Trước thực trạng này, Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương kiểm tra, xác định diện tích rừng bị thiệt hại của các vụ phá rừng trái pháp luật trên địa bàn huyện Phù Mỹ, huyện Tây Sơn. Nếu xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì củng cố hồ sơ, chuyển Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát xem xét xử lý đúng theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định chỉ đạo các đơn vị chủ rừng, cơ quan Kiểm lâm phối hợp với địa phương tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, mở các đợt cao điểm kiểm tra, truy quét đối tượng phá rừng, khai thác rừng trái phép tại các khu vực trọng điểm, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi xâm hại rừng.
Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra tình trạng phá rừng trong thời gian qua nhưng không phát hiện, ngăn chặn kịp thời.
Ngày 21/9/2021, trao đổi với Tạp chí Kinh tế Môi trường, ông Hà Công Tài - Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Vùng 4, Tổng cục Lâm nghiệp cho biết: "Hiện đơn vị đã vào cuộc, cùng với UBND tỉnh Bình Định kiểm tra vụ việc phá rừng khi làm dự án BCG Phù Mỹ. Công tác kiểm tra thiệt hại, xác định hành vi vi phạm vẫn đang được tiến hành, chưa có báo cáo cụ thể từ đoàn kiểm tra".
Chỉ phá rừng vào ban đêm, chính quyền kiểm tra vẫn phá?
Theo hồ sơ tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Phù Mỹ: 5,26 ha vừa bị san ủi, dựng rào chắn làm dự án BCG Phù Mỹ là diện tích đất trồng phi lao ven biển thuộc lô i, h, k, l khoảnh 1, tiểu khu 150 thôn Xuân Bình, xã Mỹ An, được Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định phê duyệt ngày 20/7/2010.
Phần đất trên được đưa vào quản lý, bảo vệ theo Quyết định 1819/QĐ-SNN ngày 19/6/2015 của Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định. Tại thời điểm giao khoán, cây trồng phát triển bình thường.
Một người dân ở thôn Xuân Bình, xã Mỹ An cho biết: "Trước đây khu rừng này được bảo vệ rất chặt chẽ để ngăn chặn cát bay, cát nhảy vào mùa hè và mưa bão càn quét vào mùa đông.
Thế nhưng, gần đây hàng đêm cứ vào chập tối người dân chúng tôi nghe thấy máy móc ầm ầm kéo đến, công nhân dùng cưa máy cắt cây làm hàng nghìn cây dương đã bị đốn ngã, đào cả gốc.
Dân chúng tôi đã báo chính quyền, xã có xuống kiểm tra nhưng doanh nghiệp vẫn tiếp tục chặt phá, đến khi UBND huyện Phù Mỹ biết và thành lập đoàn kiểm tra thì doanh nghiệp này mới dừng".
Trao đổi với báo chí, ông Lê Xuân Thương, Chủ tịch UBND xã Mỹ An cho biết, chủ đầu tư dự án BCG Phù Mỹ được tỉnh giao đất triển khai xây dựng nhà máy tại Mỹ An. Sau khi cơ quan chức năng cắm mốc xác định ranh giới đất và giao chủ đầu tư thi công nhà máy, xây dựng tường rào bao quanh.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, người dân phát hiện tại dự án BCG Phù Mỹ cứ vào ban đêm đưa phương tiện máy móc và cho công nhân chặt hàng nghìn cây phi lao từ 5 đến 20 năm tuổi ở ngoài phạm vi diện tích đã giao, rồi tịnh tiến hàng rào về hướng Đông, lấn chiếm nhiều ha đất rừng phòng hộ ven biển.
Tuy nhiên, ngày 16/9, trong báo cáo của UBND huyện Phù Mỹ gửi UBND tỉnh Bình Định về vụ việc, nêu rằng: “Do nắng hạn gây ra, từ khi trồng đến nay, cây có nơi chết cục bộ”.
Bản báo cáo của UBND huyện Phù Mỹ không có nội dung đề nghị UBND tỉnh Bình Định xem xét xử lý hành vi phá rừng đối với chủ đầu tự dự án BCG Phù Mỹ mà chỉ nhắc tới hành vi lấn chiếm rừng trái pháp luật.
Còn về phía chủ đầu tư dự án BCG Phù Mỹ giải thích rằng, việc lấn chiếm 5,26 ha đất rừng phòng hộ là hành vi “nhầm lẫn”. Doanh nghiệp giải trình: Dự án chậm kế hoạch do dịch Covid-19 khiến nhà thầu bị buộc phải đẩy nhanh tiến độ trong điều kiện thiếu giám sát chặt chẽ từ chủ đầu tư. Nhầm lẫn xảy ra giữa mốc giới giao đất với mốc giới lần khảo sát thực địa lập hồ sơ xin chủ trương đầu tư năm 2018.
Chủ đầu tư dự án không giải thích vì sao nỗ lực chạy đua tiến độ dự án BCG Phù Mỹ chỉ thực hiện về đêm mà không bao gồm cả ban ngày.
Dự án BCG Phù Mỹ lấy đi bao nhiêu đất rừng?
Dự án BCG Phù Mỹ do Công ty cổ phần Phát triển tầm nhìn Năng lượng mới (NLS) làm chủ đầu tư.
NLS là công ty thành viên trực thuộc Công ty cổ phần Năng lượng BCG (BCG Energy). Trong khi đó, BCG Energy lại là công ty con 100% vốn của Tập đoàn Bamboo Capital.
Dự án BCG Phú Mỹ gồm 3 nhà máy 1, 2, 3; Có diện tích 380 ha tại 2 xã Mỹ Thắng và Mỹ An (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) tổng vốn đầu tư khoảng 6.200 tỉ đồng, đây là dự án điện mặt trời có quy mô lớn nhất tại tỉnh Bình Định.
Để có đất làm dự án BCG Phù Mỹ, UBND tỉnh Bình Định ban đầu đề nghị Bộ NN&PTNT xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng 28,29 ha rừng để triển khai xây dựng nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ 3.
Đến tháng 10/2020, UBND tỉnh Bình Định tiếp tục có tờ trình đề nghị Bộ NN&PTNT xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng hơn 126 ha rừng để triển khai xây dựng nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ 1 và Phù Mỹ 2.
Theo đó, để xây dựng nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ 1, UBND tỉnh Bình Định đề nghị Bộ NN&PTNT xem xét, báo cáo Thủ tướng quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng 83,72 ha rừng để triển khai.
Đối với dự án nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ 2, UBND tỉnh Bình Định cũng đề nghị Bộ NN&PTNT xem xét, báo cáo Thủ tướng quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng 43,13 ha rừng để triển khai.
Như vậy, có hơn 154 ha đất rừng được UBND tỉnh Bình Định đề nghị chuyển mục đích sử dụng để NLS xây dựng dự án BCG Phù Mỹ.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 4561/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2024 về việc thành lập Hội đồng thẩm định Bảng giá đất tỉnh Thanh Hóa (gọi tắt là Hội đồng).
UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành công văn chỉ đạo tăng cường, siết chặt công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn trong bối cảnh hoạt động khai thác khoáng sản vẫn còn xảy ra vi phạm.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc chưa chấp thuận đưa mỏ cát số 26 ở xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc và xã Quý Lộc, huyện Yên Định vào kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Ngày 5/11, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa 14, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc kỳ họp thứ 22. Tại kỳ họp, UBND tỉnh đã thông qua việc thu hồi đất của 30 dự án, công trình trên địa bàn với tổng diện tích hơn 80ha.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định về việc cho phép trả lại giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất làm vật liệu san lấp và thu hồi khoáng sản đi kèm tại xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh.
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Khai thác mỏ cát số 177 lòng sông Mã tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước của Công ty CP Xây dựng Hạ tầng Hồng Kỳ.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản giao sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu và tham mưu việc đề nghị tận thu, vận chuyển đất thừa trong quá trình thực hiện dự án trên địa bàn huyện Thường Xuân.
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.
Biến đổi khí hậu, ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên đang đe dọa sự phát triển bền vững của nhân loại. Do vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng vật liệu bền vững trở thành một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu.
Các nhà dự báo thời tiết cho rằng ít khả năng có La Nina mạnh trong những tháng tới khi nhìn vào tình trạng nóng lên ở Thái Bình Dương và kết quả từ các mô hình dự báo trên máy tính.
Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11.
Dự án chính quyền số TP.Hải Phòng được đưa vào danh sách một trong những nhiệm vụ cấp thiết, trọng tâm hướng tới mục tiêu hình thành chính quyền số minh bạch, hiệu quả và tiện ích.
Triển lãm “Sắc màu di sản văn hoá biển Hải Phòng - Quảng Ninh” khai mạc từ ngày 19/11 và mở cửa đến hết ngày 20/12. Đây là hoạt động nhằm chào mừng kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024).
UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định số 3142/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án phát triển hệ thống dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Chương trình giao lưu văn hóa trà được tổ chức nhằm giúp người trồng, chế biến chè có dịp để quảng diễn, giới thiệu về sản phẩm và văn hóa trà đặc trưng riêng có, từ đó nâng tầm thương hiệu chè Thái Nguyên thành văn hóa trà.
Để thực hiện "Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021 – 2025" sở TN&MT Hà Tĩnh đã phối hợp UBND xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà triển khai mô hình “Cộng đồng dân cư không rác thải nhựa"
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Tạp chí Kinh tế Môi trường trân trọng kính mời các quý cơ quan, doanh nghiệp, bạn đọc tiếp tục hợp tác, cung cấp thông tin tuyên truyền và đặt mua ấn phẩm số báo Đặc biệt “XUÂN ẤT TỴ 2025: TẾT XANH – KỶ NGUYÊN VƯƠN MÌNH”.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong 11 tháng năm nay, xuất khẩu rau quả đạt hơn 6,6 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu rau quả Việt Nam vượt mốc 6 tỷ USD.
Khoảng 1,16 tỷ USD trái phiếu xanh đã được phát hành, tuy nhiên, thị trường phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu huy động vốn cho chuyển đổi xanh tại Việt Nam.