Thứ bảy, 23/11/2024 05:18 (GMT+7)
Thứ năm, 17/12/2020 16:06 (GMT+7)

An ninh nguồn nước với sự phát triển bền vững ở Việt Nam

Theo dõi KTMT trên

Ngày 17/12, tại Hà Nội, Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) tổ chức Hội thảo thường niên Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) 2020.

An ninh nguồn nước với sự phát triển bền vững ở Việt Nam - Ảnh 1
Mùa khô 2020, xâm nhập mặn sâu vào phía thượng lưu đã khiến cho toàn vùng dự án ngọt hóa Gò Công (tỉnh Tiền Giang) bị bao vây giữa bốn bề nước mặn trong khi trong nội đồng dự án thì hạn hán nghiêm trọng. (Ảnh: Minh Trí/TTXVN)

Hội thảo thu hút đông đảo sự tham gia đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực tài nguyên nước đến từ khắp ba miền Bắc, Trung, Nam.

Phát biểu khai mạc, TS Đào Trọng Tứ, Trưởng ban Ban điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam cho biết: Với mỗi quốc gia, dân tộc, sông ngòi như mạch máu và nước như máu đối với cơ thể của một con người. Vì vậy, việc bảo vệ sự sống của các con song, suối cũng chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Hội thảo này không chỉ tổng kết các hoạt động nổi bật trong năm, mà đây còn là diễn đàn khoa học để diễn giả có thể trình bày, nói lên quan điểm, chia sẻ những trăn trở đối với các vấn đề sông ngòi hiện nay như: an ninh nguồn nước với sự phát triển bền vững - vai trò và đóng góp của các tổ chức xã hội; tiếp cận an ninh nước từ góc độ chính sách trong tham vấn đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát triển ở Việt Nam; thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan trong việc khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước bền vững; các vấn đề phát triển năng lượng như thủy điện và nhiệt điện trên các dòng sông…

Bàn về việc tiếp cận an ninh nguồn nước từ góc độ chính sách trong tham vấn đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát triển ở Việt Nam, TS Lê Anh Tuấn (Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ) cho biết: Hiện có 4 vấn đề của các dự án phát triển liên quan đến an ninh nguồn nước đó là: các dự án tiêu thụ quá nhiều nước, có thể gây thiếu hụt về số lượng trong một thời điểm; làm thay đổi hệ sinh thái nước, gây bất lợi cho tính đa dạng sinh học; gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng xấu đến sức khỏe xã hội; phụ họa với các dự án khác, gây những tác động tiêu cực đến an ninh nguồn nước. Do đó, việc đánh giá tác động môi trường các dự án không chỉ xác định các nguy cơ liên quan đến an ninh nguồn nước mà còn phải xác định các giải pháp cần loại trừ hoặc giảm thiểu ở mức tối đa các tác động tiêu cực đến tài nguyên nước.

Kiến nghị các biện pháp tăng cường an ninh nguồn nước trong điều kiện biến đổi khí hậu, TS Đào Trọng Tứ nêu rõ: Trước hết, Việt Nam cần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước qua phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông; tăng cường đầu tư hoạt động khoa học - công nghệ trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng, hiện đại hóa tạo ra các hạ tầng nước thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu để nâng mức đảm bảo và hiệu quả sử dụng nước của các hệ thống công trình tưới tiêu,cấp thoát nước, công trình phòng chống thiên tai.

Đồng thời, các cơ quan chức năng cần tìm giải pháp phi công trình thích nghi biến đổi khí hậu; nâng cao chất lượng công tác dự báo khí tượng thủy văn, nhất là dự báo các kịch bản biến đổi khí hậu; nâng cao nhận thức và sự tham gia của các bên liên quan, cộng đồng trong quản trị tài nguyên nước quốc gia; phát huy, tăng cường vai trò, quyền hạn của các tổ chức xã hội trong quá trình xây dựng, thực hiện pháp luật, chính sách, chiến lược, kế hoạch liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nước nói riêng.

Tại hội thảo, các đại biểu đã hảo luận về cơ chế hợp tác giữa các nước lưu vực sông Mê Công về vấn đề thủy điện; quản trị tài nguyên nước tại địa phương; trách nhiệm và quyền hạn của cộng đồng tham gia vào giám sát tài nguyên nước, cũng như quá trình tham vấn xây dựng các công trình ven sông.

Lý Thanh Hương

Bạn đang đọc bài viết An ninh nguồn nước với sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới