Thứ bảy, 23/11/2024 01:28 (GMT+7)
    Thứ tư, 06/10/2021 20:58 (GMT+7)

    9 tháng đầu năm, có thêm 5.400 doanh nghiệp bất động sản mới

    Theo dõi KTMT trên

    Thông tin được các chuyên gia chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề về bất động sản Việt Nam trong tình hình bình thường, nhu cầu và xu thế mới.

    Tại tọa đàm trực tuyến trên Báo VnExpress với chủ đề: "BĐS Việt Nam: Bình thường mới - Nhu cầu mới - Xu thế mới" diễn ra chiều nay, 6/10, chuyên gia kinh tế - TS Cấn Văn Lực cho biết, trong 9 tháng năm 2021, số doanh nghiệp kinh doanh BĐS tăng.

    Cụ thể, 5.400 doanh nghiệp mới ra đời, vốn vẫn giảm, vốn đăng ký là 343 nghìn tỉ đồng. Ông cho biết thêm, với BĐS, vốn FDI quan trọng.

    9 tháng đầu năm, có thêm 5.400 doanh nghiệp bất động sản mới - Ảnh 1
    Trong 9 tháng năm 2021, số doanh nghiệp kinh doanh BĐS tăng với 5.400 doanh nghiệp mới ra đời. (Ảnh minh họa)

    Ngoài ra, phát hành trái phiếu nhận vốn quan trọng. 8 tháng đầu năm toàn doanh nghiệp Việt phát hành 399.000 tỉ đồng. Trong đó, doanh nghiệp BĐS là 108.000 tỉ, chiếm 35 % lượng tiền trái phiếu phát hành. Một kênh đầu tư tiếp theo là cổ phiếu, thị trường chứng khoán có 81 doanh nghiệp BĐS.

    Chia sẻ về tình hình thị trường BĐS, ông Lực cho biết thêm, giá BĐS năm 2020 tăng 5,6% toàn cầu, bất chấp dịch bệnh. Một số nước "sốt" như Australia, Canada. Đây là một kênh đầu tư trung và dài hạn của nhà đầu tư.

    Với Việt Nam, khả năng phục hồi mạnh bắt đầu từ quý IV, quý III là quý đáy của nền kinh tế. Ông Lực dự báo có 2 kịch bản, năm nay kinh tế tăng 2,5 %, nếu tốt hơn sẽ tăng 3%, năm tới tăng 6-7%.

    Năm 2020, Việt Nam gia tăng 3% lượng kiều hối vào BĐS (17,2 tỉ USD) trong khi thế giới giảm 7%. Năm nay Ngân hàng thế giới dự báo tăng nhẹ, dự khoảng 18 tỉ USD.

    Hiện nay, nhà đầu tư BĐS có xu hướng đầu tư các dự án ngoại ô, nghỉ dưỡng, không chọn những khu vực trung tâm như Hà Nội và TP.HCM.

    Đánh giá về thị trường BĐS hiện nay, theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Hội Môi giới BĐS Việt Nam, dù có nhiều biến động nhưng thị trường BĐS không vướng khủng hoảng.

    Phó Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết, nhìn chung, ở Việt Nam, cứ một dự án ra đời, chỉ cần 18 tháng là hấp thụ hết, trong khi đó, thời gian trung bình của ASEAN là 5 năm. Trong 2 năm xuất hiện Covid-19, nhiều lĩnh vực kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, do đó, nhiều nhà đầu tư lấn vào BĐS - thị trường có tiềm năng. Tuy nhiên, nguồn cung lại không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường do nhiều rào cản như quy trình kiểm duyệt, tạm dừng thi công... Theo đó, thị trường không có nhiều sản phẩm mới, dẫn tới cung không đủ cầu.

    Trong quý III, Hiệp hội BĐS Việt Nam có thực hiện thống kê ở 12 điểm cầu và nhận thấy rằng vẫn có hàng vạn giao dịch, ngay trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn ra ở một số khu vực. Tuy nhu cầu tiêu dùng có giảm nhưng nhu cầu của nhà đầu tư không giảm bởi đây là đối tượng cần đi trước.

    Ông Nguyễn Văn Đính khẳng định, BĐS có bị tác động tiêu cực đến "sức khỏe" nhưng thị trường này vẫn có sức sống, "không chết, chững hay phải đứng lại" do bối cảnh dịch bệnh.

    Triều Châu

    Bạn đang đọc bài viết 9 tháng đầu năm, có thêm 5.400 doanh nghiệp bất động sản mới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

    Tin mới