Thứ ba, 19/03/2024 18:40 (GMT+7)
Thứ tư, 27/10/2021 10:23 (GMT+7)

42.600 ha rừng Amazon bị 'tàn sát' chỉ trong nửa năm

Theo dõi KTMT trên

Theo nghiên cứu của Tổ chức Giám sát Dự án Andean Amazon (MAAP), vòng cung của nạn phá rừng trải dài khắp vùng Tây Bắc Colombia ảnh hưởng đến nhiều khu vực được bảo vệ.

Khoảng 42.600 ha (tương đương 105.267 mẫu Anh) rừng nhiệt đới Amazon đã bị phá hủy ở Colombia trên 3 tỉnh của đất nước Andean, trong nửa đầu năm 2021.

Theo đó, con số này cho thấy tình trạng phá rừng ở các tỉnh Caqueta, Meta và Guaviare giảm 34% so với nửa đầu năm 2020, với gần 64.500 ha (159.383 mẫu Anh) bị phá rừng.

Vòng cung phá rừng của Colombia trải dài trên 3 tỉnh và len lỏi đến tận khu vực rừng Amazon của quốc gia này. Nạn phá rừng ở Colombia đã tăng 8% lên 171.685 ha (424.243 mẫu Anh) vào năm 2020, chủ yếu là do chăn nuôi gia súc và mở rộng nông nghiệp.

42.600 ha rừng Amazon bị 'tàn sát' chỉ trong nửa năm - Ảnh 1
Quang cảnh khu vực rừng bị chặt phá ở giữa đồng bằng Yari, Caqueta, Colombia ngày 2/3/2021. (Ảnh: Luisa Gonzalez)

Được biết, các hành vi phá rừng có thể bị phạt đến 15 năm tù. Có đến gần 64% số vụ phá rừng vào năm 2020 xảy ra ở các khu vực của rừng nhiệt đới Amazon.

Theo Bộ trưởng Môi trường Carlos Eduardo Correa cho biết, "Bảo vệ rừng ở Colombia là một ưu tiên. Như vậy, tất cả các hành động của chúng tôi đều nhằm mục đích chấm dứt tai họa này".

Nạn phá rừng ở Caqueta đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất, giảm gần 40% xuống còn 15.100 ha. Tình trạng phá rừng ở Meta và Guaviare lần lượt giảm 37% và 18%, còn khoảng 16.000 ha và 11.700 ha mỗi vụ.

Rodrigo Botero, Tổng Giám đốc Quỹ Bảo tồn và Phát triển Bền vững cho rằng, thời tiết ẩm ướt hơn do hiện tượng thời tiết La Nina có thể tác động tích cực đến tỉ lệ phá rừng.

"Bên cạnh những dấu hiệu tích cực này, nạn phá rừng vẫn tiếp diễn cực kỳ nghiêm trọng ở những khu vực đa dạng sinh học. Đây là những khu vực đã chứng kiến ​​nạn phá rừng nặng nề và sẽ cần phải trải qua một quá trình phục hồi, chứ không phải chỉ để giảm thiểu nạn phá rừng”.

42.600 ha rừng Amazon bị 'tàn sát' chỉ trong nửa năm - Ảnh 2
Cây bị đốn hạ được tìm thấy khu rừng thuộc đồng bằng Yari, ở Caqueta, Colombia ngày 3/3/2021. (Ảnh: Luisa Gonzalez)

Theo nghiên cứu của Tổ chức Giám sát Dự án Andean Amazon (MAAP), vòng cung của nạn phá rừng trải dài khắp vùng Tây Bắc Colombia ảnh hưởng đến nhiều khu vực được bảo vệ, bao gồm công viên quốc gia Tinigua và Chiribiquete, cũng như các khu bảo tồn bản địa.

Khu rừng khổng lồ từng là “bể hút” CO2 của thế giới, nay đang góp phần làm tăng tốc quá trình phát thải gây khủng hoảng khí hậu.

Trong nghiên cứu mới hồi tháng 7 vừa qua, các nhà khoa học sử dụng máy bay đo mức CO2 trên độ cao 4.500 m so với rừng. Lượng khí thải từ rừng rậm Amazon đo được hiện lên tới 1 tỉ tấn CO2 mỗi năm. Phần lớn lượng khí thải này đến từ các đám cháy rừng (1,5 tỉ tấn), bao gồm những đám cháy do người dân đốt để lấy đất sản xuất thịt bò và đậu nành. Rừng phát triển chỉ giúp giảm đi 0,5 tỉ tấn khí thải.

Nhưng dù không có các đám cháy này, nhiệt độ cao và hạn hán cũng đã khiến khu vực phía Đông Nam Amazon trở thành “nguồn phát” CO2, thay vì bể hấp thụ, theo các nhà khoa học. Đây là cảnh báo cho thấy sự cấp thiết của việc cắt giảm khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

Rừng Amazon không chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất thế giới mà còn là khu dự trữ sinh quyển đặc biệt quan trọng. Do đó, việc gìn giữ hệ sinh thái nơi đây cũng chính là bảo vệ sự tồn tại và phát triển của nhân loại.

Lan Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết 42.600 ha rừng Amazon bị 'tàn sát' chỉ trong nửa năm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Quảng Nam: Thu hút hơn 20.000 tỉ đồng đầu tư 16 dự án
Tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND tỉnh Quảng Nam đã trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thoả thuận nghiên cứu địa điểm đầu tư cho các nhà đầu tư của 16 dự án.