Hội đồng quốc gia của những người thợ cạo mủ cao su đã từng đưa ra lời cầu xin rằng, Amazon cần được bảo tồn “cho toàn thể quốc gia Brazil như một phần bản sắc và lòng tự trọng của đất nước”.
Để hình dung mức độ rộng lớn và quan trọng của Amazon, các chuyên gia từ tổ chức Scientific Reports mới đây cho biết nhân loại phải mất tới hơn 300 năm mới có thể thống kê đầy đủ các loài thực vật trong rừng Amazon.
Nhà nghiên cứu Nigel Pitman thuộc Bảo tàng Field tại Chicago, Mỹ, cho biết, danh sách các loài cây được xác định tại khu rừng này cho tới nay bao gồm 11.187 loài được giới khoa học công nhận. “Còn hàng triệu loài nữa mà chúng ta chưa từng tiếp cận được để tìm hiểu”, chuyên gia Nigel Pitman nói.
Về động vật, rừng Amazon là ngôi nhà sinh sống của hàng tỉ cá thể sống thuộc hàng trăm ngàn loài khác nhau. Trong số đó, có không ít loài động vật chỉ sinh sống ở Amazon.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn cả là, việc rừng liên tục mất cũng gây ra những biến động đáng kể đối với tình hình khí hậu, nhất là lượng mưa tại khu vực. Diện tích Amazon ngày càng bị thu hẹp bao nhiều thì cánh rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới này càng gần ngưỡng “cái chết không thể đảo ngược” bấy nhiêu.
Vào năm 1988, Chico Mendes, nhà hoạt động môi trường và khai thác cao su người Brazil đã nói, “Tôi nghĩ rằng tôi đang chiến đấu để cứu cây cao su, sau đó tôi nghĩ rằng tôi đang chiến đấu để cứu rừng nhiệt đới Amazon. Bây giờ tôi nhận ra mình đang chiến đấu vì nhân loại”.
Ông Mendes đã nhận được những lời dọa giết trong nhiều năm. Các mối đe dọa leo thang khi một chủ trang trại hung hãn tuyên bố chủ quyền đối với một khu bảo tồn rừng gần đó, nơi anh ta định đốt và san lấp cây cối để tạo đồng cỏ cho gia súc.
Hội đồng quốc gia của những người thợ cạo mủ cao su đã đưa ra lời cầu xin rằng Amazon cần được bảo tồn “cho toàn thể quốc gia Brazil như một phần bản sắc và lòng tự trọng của đất nước”.
Hội đồng cho biết thêm: “Liên minh các Dân tộc trong Rừng, tập hợp những người Ấn Độ, những người khai thác cao su và các cộng đồng ven sông đang nỗ lực để bảo vệ và bảo tồn hệ thống sống bao la nhưng mong manh này liên quan đến rừng, sông, hồ và suối, nguồn gốc và là nền tảng của các nền văn hóa và truyền thống của chúng tôi”.
Kể từ khi ông Mendes bị sát hại, gần 1 triệu km vuông của Amazon, một khu vực có diện tích xấp xỉ bang Texas và bang New Mexico cộng lại, đã bị phá hủy, chủ yếu ở Brazil, nhưng cũng ở Peru, Colombia, Venezuela, Suriname, Guyana và Guyana thuộc Pháp.
Điều đó tương đương với trung bình khoảng 200.000 mẫu Anh mỗi ngày, hoặc 40 sân bóng đá mỗi phút. Chỉ riêng ở Brazil, nơi có diện tích rừng rộng lớn nhất, tỉ lệ mất rừng đã tăng hơn 30%.
Amazon trong lịch sử là một nơi hấp thụ carbon tuyệt vời, vì cây cối hấp thụ carbon dioxide và giải phóng oxy.
Tỉ lệ phá rừng giảm nhẹ từ năm 2004 đến năm 2012. Nhưng kể từ đó, chúng đang tăng trở lại, đặc biệt là trong vài năm qua, kể từ khi ông Jair Bolsonaro trở thành Tổng thống Brazil.
Vào năm 2018, khi ông Bolsonaro vận động với tư cách là một người yêu nước, các nhà khoa học dự đoán rằng một khi Amazon mất hơn 25% độ che phủ của cây, nó sẽ trở thành một hệ sinh thái khô hơn, tất cả là do nạn phá rừng làm thay đổi mô hình thời tiết (do cách cây cối hô hấp), do đó làm giảm lượng mưa. Hơn nữa, khi rừng trở nên phân mảnh, các khu vực được bao quanh bởi đồng cỏ sẽ mất đi các loài vật sinh sống, điều mà các nhà địa lý sinh học gọi là “sự phân rã hệ sinh thái”.
Tóm lại, Amazon đang chết dần chết mòn. Toàn bộ hệ sinh thái nơi đây đang bị xóa sổ để nhường chỗ cho những con bò được nuôi nhốt.
“Ông Bolsonaro là một người ủng hộ mạnh mẽ kinh doanh nông nghiệp”, Washington Post đưa tin trước khi ông đắc cử Tổng thống, “và có khả năng ưu tiên lợi nhuận hơn là bảo toàn. Ông đã chống chọi trước áp lực của nước ngoài để bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon và ông đã gửi thông báo cho các nhóm phi lợi nhuận quốc tế như Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới rằng ông sẽ không chấp nhận các chương trình nghị sự của họ ở Brazil. Ông cũng đã mạnh mẽ chống lại các vùng đất dành cho các bộ lạc bản địa”.
Viết trên Mongabay, một trang web khoa học, ông Thais Borges và bà Sue Branford đã báo cáo rằng một “tuyên ngôn mới của tám trong số các Bộ trưởng Môi trường trước đây của Brazil… cảnh báo rằng các chính sách môi trường hà khắc của ông Bolsonaro, bao gồm việc cấp phép lỏng lẻo và việc truy quét bất hợp pháp phá rừng được ân xá, có thể gây ra thiệt hại lớn về kinh tế cho Brazil”.
Ông Robert Walker, một nhà địa lý định lượng tại Trung tâm Nghiên cứu Mỹ Latinh của Đại học Florida, đã nói rằng trừ khi có điều gì đó chưa từng xảy ra, ông dự đoán rằng khu rừng mưa lớn nhất trên Trái Đất sẽ bị xóa sổ vào năm 2064.
Brazil lấy tên của một loại cây, Paubrasilia, được đặt bởi các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha, được đã đánh giá cao vì màu đỏ của nó. Ngày nay được biết đến với cái tên Pernambuco hoặc brazilwood, nó được xếp vào danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng, được trồng và quản lý cẩn thận, và thu hoạch có chọn lọc bởi những người đàn ông lành nghề.
Người ta nói rằng người dân Brazil, cho dù hoàn cảnh khó khăn đến đâu, họ sẽ mỉm cười hơn là khóc vì họ yêu cuộc sống. Người ta cũng nói rằng tương lai của Brazil là tương lai của thế giới.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 4561/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2024 về việc thành lập Hội đồng thẩm định Bảng giá đất tỉnh Thanh Hóa (gọi tắt là Hội đồng).
UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành công văn chỉ đạo tăng cường, siết chặt công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn trong bối cảnh hoạt động khai thác khoáng sản vẫn còn xảy ra vi phạm.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc chưa chấp thuận đưa mỏ cát số 26 ở xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc và xã Quý Lộc, huyện Yên Định vào kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Ngày 5/11, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa 14, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc kỳ họp thứ 22. Tại kỳ họp, UBND tỉnh đã thông qua việc thu hồi đất của 30 dự án, công trình trên địa bàn với tổng diện tích hơn 80ha.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định về việc cho phép trả lại giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất làm vật liệu san lấp và thu hồi khoáng sản đi kèm tại xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh.
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Khai thác mỏ cát số 177 lòng sông Mã tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước của Công ty CP Xây dựng Hạ tầng Hồng Kỳ.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản giao sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu và tham mưu việc đề nghị tận thu, vận chuyển đất thừa trong quá trình thực hiện dự án trên địa bàn huyện Thường Xuân.
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.
Biến đổi khí hậu, ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên đang đe dọa sự phát triển bền vững của nhân loại. Do vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng vật liệu bền vững trở thành một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu.
Các nhà dự báo thời tiết cho rằng ít khả năng có La Nina mạnh trong những tháng tới khi nhìn vào tình trạng nóng lên ở Thái Bình Dương và kết quả từ các mô hình dự báo trên máy tính.
Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11.
Dự án chính quyền số TP.Hải Phòng được đưa vào danh sách một trong những nhiệm vụ cấp thiết, trọng tâm hướng tới mục tiêu hình thành chính quyền số minh bạch, hiệu quả và tiện ích.
Triển lãm “Sắc màu di sản văn hoá biển Hải Phòng - Quảng Ninh” khai mạc từ ngày 19/11 và mở cửa đến hết ngày 20/12. Đây là hoạt động nhằm chào mừng kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024).
UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định số 3142/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án phát triển hệ thống dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Chương trình giao lưu văn hóa trà được tổ chức nhằm giúp người trồng, chế biến chè có dịp để quảng diễn, giới thiệu về sản phẩm và văn hóa trà đặc trưng riêng có, từ đó nâng tầm thương hiệu chè Thái Nguyên thành văn hóa trà.
Để thực hiện "Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021 – 2025" sở TN&MT Hà Tĩnh đã phối hợp UBND xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà triển khai mô hình “Cộng đồng dân cư không rác thải nhựa"
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Tạp chí Kinh tế Môi trường trân trọng kính mời các quý cơ quan, doanh nghiệp, bạn đọc tiếp tục hợp tác, cung cấp thông tin tuyên truyền và đặt mua ấn phẩm số báo Đặc biệt “XUÂN ẤT TỴ 2025: TẾT XANH – KỶ NGUYÊN VƯƠN MÌNH”.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong 11 tháng năm nay, xuất khẩu rau quả đạt hơn 6,6 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu rau quả Việt Nam vượt mốc 6 tỷ USD.
Khoảng 1,16 tỷ USD trái phiếu xanh đã được phát hành, tuy nhiên, thị trường phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu huy động vốn cho chuyển đổi xanh tại Việt Nam.