Giữa sa mạc cằn cỗi, oi bức, ít mưa và thảm thực vật nghèo nàn, các thành phố này vẫn phát triển mạnh mẽ, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng với nhiều hoạt động nhộn nhịp của con người.
Đứng đầu danh sách là Las Vegas, thành phố sa mạc được mệnh danh "viên ngọc vàng" của Nevada (Mỹ). Thường được gọi là Vegas, nơi đây tập trung dân cư đông nhất tiểu bang. Thành phố thu hút du khách với các khu nghỉ mát, mua sắm, ăn uống cao cấp, những nơi giải trí và nhịp sống sầm uất về đêm.
Thủ đô Cairo rộng lớn của Ai Cập có hơn 30 triệu dân. Nơi đây là thành phố lớn thứ 6 thế giới, nổi danh với nền văn minh Ai Cập cổ đại. Trong đó, quần thể kim tự tháp Giza và thành phố cổ Memphis là các điểm đến thu hút du khách khắp thế giới ghé thăm. Thành phố cũng sở hữu nền công nghiệp điện ảnh và âm nhạc cùng các cơ sở giáo dục đại học lâu đời.
Tehran cũng là thành phố Trung Đông phát triển mạnh có trong danh sách. Thành phố là thủ đô của Iran với 8,7 triệu người đang sinh sống. Địa điểm du lịch này cũng nổi tiếng với nhiều bộ sưu tập lịch sử bao gồm các hiện vật từ những triều đại trước. Tới đây, du khách có thể được cảm nhận khí hậu đa dạng, từ lạnh, ẩm ướt, ôn hòa đến nóng, khô.
Lima là thủ đô và thành phố lớn nhất Peru. Giống tất cả thành phố nhộn nhịp khác trong danh sách này, nơi đây nằm trong một quần xã sinh vật sa mạc. Thành phố nhìn ra Thái Bình Dương, trong thung lũng của một số con sông gần đó. Dân số hơn 9 triệu người. Lima được coi là trung tâm hoạt động chính trị, văn hóa và tài chính lớn của đất nước.
Quay trở lại Mỹ, Phoenix là thành phố đông dân nhất Arizona với hơn 1,5 triệu người sinh sống tính đến năm 2019. Điều này khiến nơi đây trở thành thành phố đông dân thứ 5 nước Mỹ. Hoạt động kinh tế trước đây chủ yếu là nông nghiệp với các mặt hàng bông, gia súc, cam quýt. Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các công ty công nghệ cao bắt đầu tiến vào thung lũng, dẫn đến dân số ở đây ngày càng đông đúc.
Dubai là thành phố sa mạc nổi tiếng nhất của UAE bởi dân số đông đúc, những tòa nhà chọc trời và mang đến du khách các trải nghiệm xa hoa. Nằm trên bờ biển vịnh Ba Tư, nơi đây hoạt động như một trung tâm giao thông chính và kho sản xuất dầu. Dân số tính đến năm 2020 ước tính khoảng 3,39 triệu người.
Một thành phố sa mạc nổi tiếng khác là Baghdad, thủ đô của Iraq. Thành phố lâu đời này nằm dọc con sông Tigris, được thành lập vào thế kỷ 8. Nơi đây đóng vai trò là trung tâm văn hóa, thương mại và trí tuệ quan trọng trong thế giới người Hồi giáo. Trong đó, House of Wisdom là một trong những công trình nổi tiếng.
Thành phố lớn nhất ở Marocco, Casablanca, hút khách bởi khung cảnh lãng mạn với nhiều công trình kiến trúc phong phú và nhà thờ Hồi giáo lớn thứ 7 thế giới. Theo số liệu năm 2019, dân số trong khu vực đô thị của thành phố là 3,71 triệu người. Dù không phải thủ đô, thành phố này được coi là trung tâm kinh tế của Marocco.
Santa Fe là thủ phủ của bang New Mexico (Mỹ). Đây là thành phố lớn thứ 4 trong bang với dân số năm 2019 là 84.683 người. Hình thành vào năm 1610, Santa Fe trở thành thủ phủ tiểu bang lâu đời nhất nước Mỹ. Nhiều người coi nơi đây là một trong những kho tàng nghệ thuật vĩ đại của thế giới vì có nhiều phòng trưng bày và tác phẩm. Những trải nghiệm văn hóa nổi bật là thưởng thức các món ăn độc đáo và xem biểu diễn âm nhạc.
Thành phố Sharm El Sheikh của Ai Cập nằm ở cực nam của bán đảo Sinai ngoài khơi Biển Đỏ. Nơi đây tương đối đông dân cư với khoảng 73.000 người tính đến năm 2015. Thành phố đóng vai trò là trung tâm hành chính của tỉnh Nam Sinai. Cảnh quan đẹp, ấn tượng và kiểu thời tiết ấm áp ổn định đưa thành phố trở thành điểm nóng về du lịch. Du khách tới đây có thể tham gia các hoạt động thể thao dưới nước.
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, các doanh nghiệp đã đặt ra nhiều mục tiêu và đề xuất nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.
Tại Hội nghị các lãnh đạo của doanh nghiệp nhà nước đã đưa ra nhiều kiến nghị quan trọng nhằm tăng cường sự hỗ trợ từ Chính phủ và các bộ ngành, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững và tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai.
Việt Nam đã cam kết đạt Net Zero vào năm 2050, đã từng bước luật hóa và có những hoạt động để thực hiện cam kết. Nhưng đâu đó, vẫn yêu cầu có những phân tích sâu hơn về cơ sở khoa học và thực tiễn để giảm phát thải ròng, làm rõ khả năng thực thi Net Zero.
Việt Nam đã cam kết đạt Net Zero vào năm 2050, đã từng bước luật hóa và có những hoạt động để thực hiện cam kết. Nhưng đâu đó, vẫn yêu cầu có những phân tích sâu hơn về cơ sở khoa học và thực tiễn để giảm phát thải ròng, làm rõ khả năng thực thi Net Zero.
Tại Hội nghị phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhiều ông lớn công nghệ như Google, Nvidia, Samsung, Viettel, VNPT đã "hiến kế" để Việt Nam đột phá về KHCN thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngày 10/2, tại cuộc gặp Thường trực Chính phủ với doanh nghiệp, nhiều lãnh đạo của các tập đoàn lớn đã hứa với Thủ tướng sẽ nỗ lực cống hiến, đóng góp để đưa kinh tế đất nước phát triển mạnh mẽ, bền vững trong thời gian tới.
Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu cho biết, cả nước đang quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt thực hiện “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” theo như lời của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tại Việt Nam, kinh tế tư nhân ngày càng thể hiện vị thế, vai trò của mình trong việc phát triển đất nước. Vì vậy, sứ mệnh của khối doanh nghiệp tư nhân trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc theo như lời Tổng Bí thư Tô Lâm là rất lớn và nặng nề.
Năm 2024, với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, sự quyết tâm của chính quyền, người dân, sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, tỉnh Sóc Trăng đã đạt được những dấu ấn đậm nét.
Chiều 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm với đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Việc hợp nhất Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định mở ra cơ hội lớn để phát triển vùng kinh tế – văn hóa trung tâm Đồng bằng sông Hồng, thúc đẩy liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định bản sắc riêng.
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4/2025.
Dự kiến có 45 loại hình dự án thuộc 7 lĩnh vực đủ điều kiện nhận tín dụng xanh và phát hành trái phiếu xanh. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề xuất mở rộng phạm vi áp dụng.
Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh rằng các nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế trong bối cảnh Việt Nam chưa ban hành bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Việc sáp nhập Hưng Yên và Thái Bình không chỉ đánh dấu bước ngoặt về quy mô hành chính mà còn mở ra khả năng kết hợp sức mạnh kinh tế, dân số và diện tích nhằm tạo nên một trung tâm phát triển hàng đầu của Đồng bằng sông Hồng.
Tháng 4/2025, Tập đoàn Sun Group chính thức ra mắt siêu đô thị đa chức năng Sun Mega City Nam Hà Nội. Với quy mô 1690ha, đây là siêu đô thị lớn nhất miền Bắc, nơi tái hiện đa sắc màu văn hóa.
Việc sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hòa Bình sẽ tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho khu vực Tây Bắc, nâng cao khả năng thu hút đầu tư và kết nối hạ tầng.
Phòng Presidential Suite (phòng Tổng thống) trong khách sạn JW Marriott Hà Nội, nơi các nguyên thủ nước ngoài khi đến thăm Việt Nam thường sử dụng có giá siêu đắt.
Nghị định số 81/2025/NĐ-CP về việc gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và Nghị định 82/2025/NĐ-CP về việc gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất 2025.
Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, di sản văn hóa đa dạng và phong phú là một trong những nguồn lực quan trọng cho Bắc Ninh phát triển nhanh và bền vững.