Thứ bảy, 23/11/2024 07:32 (GMT+7)
Thứ năm, 11/03/2021 10:18 (GMT+7)

10 năm nhìn lại thảm hoạ động đất, sóng thần ở Nhật Bản

Theo dõi KTMT trên

Những bức ảnh được hãng AP đăng tải dưới đây cho thấy sự "hồi sinh" phần nào tại những vùng đất từng bị tàn phá nặng nề trong thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản 10 năm trước.

10 năm nhìn lại thảm hoạ động đất, sóng thần ở Nhật Bản - Ảnh 1
Vào ngày 11/3/2011, trận động đất mạnh 9 độ Richter đã gây nên sóng thần cao 40 m ở Nhật Bản. (Nguồn ảnh: AP)
10 năm nhìn lại thảm hoạ động đất, sóng thần ở Nhật Bản - Ảnh 2
Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản xác nhận có 15.893 người thiệt mạng, 6.152 người bị thương và 2.572 người mất tích tại 18 tỉnh của nước này. Ngoài ra, hơn 125.000 công trình bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn trong thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản năm 2011. Ảnh chụp tại thành phố Minamisanriku, tỉnh Miyagi, hôm 15/3/2011, 4 ngày sau khi thảm họa "kép" tàn phá nơi này. 
10 năm nhìn lại thảm hoạ động đất, sóng thần ở Nhật Bản - Ảnh 3
Cho đến nay, người dân Nhật Bản vẫn bị ám ảnh bởi thảm họa "kép" khủng khiếp xảy ra 10 năm trước. Dù Nhật Bản cho xây dựng các công viên, khu dân cư và trường học mới,... việc hồi phục hoàn toàn sau thảm họa năm 2011 vẫn còn là thách thức lớn. Ảnh chụp tại thành phố Minamisanriku ngày 6/3/2021. 
10 năm nhìn lại thảm hoạ động đất, sóng thần ở Nhật Bản - Ảnh 4
Một người sống sót trong thảm họa động đất - sóng thần đạp xe qua đống đổ nát ở thành phố Minamisanriku ngày 15/3/2011. 
10 năm nhìn lại thảm hoạ động đất, sóng thần ở Nhật Bản - Ảnh 5
 Thành phố Minamisanriku hoang vu, ảm đạm hồi năm 2012.
10 năm nhìn lại thảm hoạ động đất, sóng thần ở Nhật Bản - Ảnh 6
Còn đây là bức ảnh chụp thành phố Minamisanriku vào ngày 6/3/2021, gần 10 năm sau khi nơi này hứng chịu thảm họa kép.
10 năm nhìn lại thảm hoạ động đất, sóng thần ở Nhật Bản - Ảnh 7
Cư dân của thị trấn Onagawa, tỉnh Miyagi, đi bộ trên con đường vắng tanh ngày 19/3/2011. Thị trấn này cũng bị tàn phá nặng nề trong thảm họa động đất và sóng thần năm đó.
10 năm nhìn lại thảm hoạ động đất, sóng thần ở Nhật Bản - Ảnh 8
Hoạt động xây dựng tại thị trấn Onagawa hồi tháng 3/2016.
10 năm nhìn lại thảm hoạ động đất, sóng thần ở Nhật Bản - Ảnh 9
10 năm sau thảm họa, nhiều tòa nhà mới "mọc lên" ở thị trấn Onagawa. Ảnh chụp ngày 4/3/2021.
10 năm nhìn lại thảm hoạ động đất, sóng thần ở Nhật Bản - Ảnh 10
Một con tàu "mắc kẹt" trong khu dân cư bị tàn phá bởi trận động đất, sóng thần kinh hoàng ở Kesennuma, tỉnh Miyagi, hồi tháng 3/2011.
10 năm nhìn lại thảm hoạ động đất, sóng thần ở Nhật Bản - Ảnh 11
Ảnh chụp khu dân cư ở Kesennuma ngày 23/2/2012.
10 năm nhìn lại thảm hoạ động đất, sóng thần ở Nhật Bản - Ảnh 12
 Có thể nói, Kesennuma đã "hồi sinh" 10 năm sau thảm họa.
10 năm nhìn lại thảm hoạ động đất, sóng thần ở Nhật Bản - Ảnh 13
Một khu dân cư khác ở Kensennuma bị tàn phá nặng nề trong thảm họa kép hồi tháng 3/2011. 
10 năm nhìn lại thảm hoạ động đất, sóng thần ở Nhật Bản - Ảnh 14
 Hoạt động xây dựng ở Kesennuma ngày 7/3/2016.
10 năm nhìn lại thảm hoạ động đất, sóng thần ở Nhật Bản - Ảnh 15
Kensennuma "lột xác" sau 10 năm.

Ngày 10/3, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres đã gửi video tưởng nhớ đến những nạn nhân Nhật Bản đã thiệt mạng và mất tích trong trận động đất sóng thần gây sóng thần lịch sử xảy ra cách đây đúng 10 năm tại vùng biển Đông Bắc Nhật Bản (11/3/2011 - 11/3/2021). Ông đã hối thúc các nước chú trọng hơn nữa tới công tác phòng ngừa và ứng phó với thiên tai.

Tổng Thư ký  Guterres nhấn mạnh: "Từ tận đáy lòng, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến những người đã mất đi người thân yêu của mình, đồng thời bày tỏ sự cảm thông với những người dân Nhật Bản đến nay vẫn không thể trở về quê hương do ảnh hưởng của sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.” 

Cũng theo Tổng Thư ký Guterres, kể từ sau khi xảy ra thảm họa, LHQ đã phát huy vai trò dẫn dắt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai và hỗ trợ rất lớn để Nhật Bản có thể nhanh chóng tái thiết vùng thiên tai.

Nhân dịp này, Tổng Thư ký  Guterres kêu gọi các nước đầu tư nhiều hơn nữa vào công tác giáo dục, xây dựng kế hoạch để chủ động ứng phó hiệu quả với những thảm họa thiên nhiên như biến đổi khí, động đất và dịch bệnh truyền nhiễm có thể xảy đến trong tương lai.

Điều quan trọng là người dân trên khắp thế giới phải đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, nhất là quan tâm đến đối tượng là người cao tuổi và người tàn tật, với phương châm không bỏ lại ai phía sau.

Minh Phương

Bạn đang đọc bài viết 10 năm nhìn lại thảm hoạ động đất, sóng thần ở Nhật Bản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới