Thứ sáu, 22/11/2024 21:05 (GMT+7)
Thứ bảy, 19/10/2019 12:30 (GMT+7)

Xử lý nước bị nhiễm Styren bằng cách nào?

Theo dõi KTMT trên

Theo cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) khuyến cáo sử dụng than hoạt tính dạng hạt (GAC) hoặc phương pháp sục khí qua tháp nén để loại bỏ styren ra khỏi nguồn nước.

Ngày 15/10, trong báo cáo chính thức của UBND TP. Hà Nội về việc nguồn nước sạch sông Đà gây có mùi "khét", báo cáo của UBND TP. Hà Nội nêu rõ, các mẫu xét nghiệm đều có hàm lượng Styren thuộc nhóm các chỉ tiêu giám sát mức độ C, cao hơn giới hạn cho phép (20mg/l) theo QCVN 01:2009/BYT từ 1,3 - 3,65 lần.

Từ kết quả xác minh, kết quả giám định xác định mùi “khét” có tại trong nguồn nước tại các nhà dân trong toàn bộ khu vực cấp nước của nhà máy tại các quận: Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông là do chất Styren có từ đầu thải gây ra. Kết hợp với mùi nồng nặc của chất clo.

Chất Styren nguy hiểm như thế nào?

Styren (Styrene, công thức hóa học C6H5CHCH2) là chất lỏng nhờn không màu hoặc màu vàng nhạt. Chất có mùi hoa ngọt, đậm đặc hơn có mùi hắc. Styren là chất lỏng dễ cháy được sử dụng để sản xuất nhựa polystyren, sợi thủy tinh, cao su và latex.

Xử lý nước bị nhiễm Styren bằng cách nào? - Ảnh 1
Cận cảnh dòng suối nhiễm Styren dẫn vào nhà máy nước Sông Đà. (Ảnh: Vietnam+)

Styren có trong một số sản phẩm tiêu dùng, như thuốc lá, nhiều sản phẩm bao bì, gia dụng và xây dựng. Nó cũng có trong không khí - khí thải từ các sản phẩm dựa trên styren, khí thải xe cộ. Styren ở thực phẩm và nước có từ các nguồn tự nhiên hoặc ô nhiễm.

Con người có thể tiếp xúc với Styren qua đường ăn: Nuốt thức ăn hoặc nước bị nhiễm styren, Styren rò rỉ từ các thùng chứa polystyren được sử dụng cho thực phẩm, nhưng mức độ thấp; đường hô hấp: hút thuốc lá, hoặc hít khói thuốc lá, khí thải từ xe cộ, vật liệu xây dựng…; hoặc qua da khi sờ, đụng vào các sản phẩm được làm bằng styren.

Khi tiếp xúc với Styren, thời gian ngắn có thể gây ra kích ứng mắt, da và mũi, tác dụng tiêu hóa, tác dụng hô hấp, về lâu dài có thể bị ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương và thận, gây nhức đầu, phiền muộn, mệt mỏi và yếu đuối, mất thính lực, vấn đề cân bằng và tập trung, ung thư.

Phương pháp xử lý

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) khuyến cáo sử dụng than hoạt tính dạng hạt (GAC) hoặc phương pháp sục khí qua tháp nén để loại bỏ styren ra khỏi nguồn nước.

Than hoạt tính là vật liệu rắn hấp thụ đa năng nhờ cấu trúc mao quản nhiều cỡ (nhỏ, trung bình, lớn). Đặc biệt, mao quản nhỏ của than hoạt tính hấp thụ tốt các phân tử nhỏ của chất dễ bay hơi như styren. Trong các dạng than hoạt tính, dạng hạt được sử dụng rộng rãi trong hệ thống máy lọc nước hay xử lý nước gia đình.

GAC thường được bố trí nằm giữa các tầng lọc của hệ thống xử lý nước. Từ nguồn nước cần lọc, nước có thể được bố trí chảy qua vòi sen để tạo mưa phun qua lớp cát trên cùng, giúp lọc sơ các loại bụi bẩn, sinh vật, phèn. Sau đó, nước sẽ thấm qua lớp than hoạt tính. Than hoạt tính sẽ hấp thụ styren cùng nhiều chất hữu cơ độc hại khác, các loại vi sinh vật nguy hiểm và trung hòa khoáng chất khó hoàn tan trong nước. Qua lớp than hoạt tính, nước tiếp tục thấm qua lớp cát thứ hai, lớp sỏi nhỏ và lớp sỏi lớn nhất trước khi đi ra bể chứa nước sạch.

Tuy nhiên, than hoạt tính chỉ có tác dụng với một lượng nước nhất định. Sau đó, than sẽ không còn khả năng hoạt động nữa do đã bão hòa.

Hai xử lý nước bằng cách sục khí rất hiệu quả đối với những chất hữu cơ dễ bay hơi như styren hoặc dung môi công nghiệp, kim loại như sắt và mangan, theo Viện Thực phẩm và Nông nghiệp Mỹ. Hệ thống sục khí qua tháp chèn bao gồm tháp lọc cao khoảng 3 mét chèn nhiều lớp vật liệu. Vật liệu dùng để chèn có thể là những mẩu sứ kích thước từ 0,6 cm đến 7,6 cm. Các mẩu vật liệu càng nhỏ, hiệu quả lọc càng cao nhưng chi phí năng lượng để bơm khí cũng tăng theo.

Trong hệ thống này, nước chảy từ trên đỉnh tháp xuống dưới ảnh hưởng của lực hấp dẫn trong khi không khí được bơm từ dưới lên ngược hướng với dòng nước. Những chất gây ô nhiễm dễ bay hơi sẽ theo dòng khí lên tới đỉnh tháp và được dẫn ra ngoài.

Bạn đang đọc bài viết Xử lý nước bị nhiễm Styren bằng cách nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới