Thứ hai, 07/04/2025 05:23 (GMT+7)
Thứ tư, 16/10/2019 07:20 (GMT+7)

Hàm lượng Styren trong nước cao vượt ngưỡng ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Theo dõi KTMT trên

UBND thành phố Hà Nội xác nhận chất Styren trong nước sạch sông Đà cung cấp cho một số quận tại Hà Nội cao hơn giới hạn 1,3 - 3,65 lần.

Ngày 15/10, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản xác định mùi “khét” có tại nguồn nước ở nhà dân trong toàn bộ khu vực cấp nước Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) tại các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông là do chất Styren có từ dầu thải gây ra, kết hợp với mùi nồng nặc của chất Clo.

Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung, chất Styren trong nước sạch sông Đà cao hơn giới hạn 1,3 - 3,65 lần.

Hàm lượng Styren trong nước cao vượt ngưỡng ảnh hưởng gì đến sức khỏe? - Ảnh 1
Mùi “khét” có tại nguồn nước là do chất Styren có từ dầu thải gây ra, kết hợp với mùi nồng nặc của chất Clo.

Tuy nhiên, các chuyên gia đều cho rằng hiện chưa có tài liệu chính thống nói về chất Styren ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào. Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, thông tin về hàm lượng Styren cao hơn giới hạn cho phép vừa được đưa ra “không có ích gì trong chuyện đánh giá nguồn nước”.

“Styren là dạng hợp chất hữu cơ, không màu, cũng không có trong nước và cũng không ai lấy Styren để đánh giá nguồn nước. Do vậy, theo tôi việc thông tin Styren cao gấp mấy lần trong nước không có ý nghĩa gì, hay tác dụng gì để đánh giá chất lượng nguồn nước”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nói.

Theo ông Thịnh, hiện tại, để đánh giá chất lượng nguồn nước đơn giản nhất và nhanh nhất mà người dân có thể tự làm tại nhà là thông qua mùi, vị và màu: “Thứ nhất, ngửi xem nước có mùi không, nếu thấy mùi tức là nước có vấn đề. Thứ 2, nước có vị lạ hay không, và cuối cùng là màu có khác thường không. Nếu tất cả các yếu tố trên đều có sự bất thường thì tốt nhất người dân không nên sử dụng và báo ngay cho cơ quan chức năng để sớm có biện pháp xử lý”.

Tại Hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chiều 15/10 để thông tin về việc cấp nước sạch và chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn Thủ đô thời gian qua, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cũng cho biết, hiện chưa có tài liệu chính thống nói về chất Styren ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào.

Trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến việc về hàm lượng Styren cao hơn giới hạn cho phép, ông Hoàng Đức Hạnh khẳng định, nước sinh hoạt như vậy là hoàn toàn không đảm bảo chất lượng.

“Về ảnh hưởng của chất Styren đến sức khỏe, hiện chưa có tài liệu chính thống nói rõ chất Styren ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào. Tuy nhiên, có tài liệu cho thấy, hàm lượng nước đóng chai cho phép không quá 100cmg/lít Styren…”, ông Hạnh nói.

Sở Y tế Hà Nội đã lấy 8 mẫu nước ở nhà máy, hộ dân và kết quả nước có hàm lượng chất Styren vượt ngưỡng, với hàm lượng cao dần ở phía nhà máy, thấp dần ở hộ dân.

Bạn đang đọc bài viết Hàm lượng Styren trong nước cao vượt ngưỡng ảnh hưởng gì đến sức khỏe?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Kiên định với mục tiêu phát triển xanh
Trong quá trình phát triển, Quảng Ninh luôn thể hiện rõ quyết tâm phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường, tận dụng tối đa tiềm năng lợi thế nhưng gắn chặt với phát triển bền vững.
Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.

Tin mới

Phiêu du “Thung Nham nơi chốn ngàn năm”
Đọc “Thung Nham nơi chốn ngàn năm” của tác giả Phạm Hồng Điệp người đọc như cảm thụ được những sắc thái, nhịp đò khi rong ruổi trên dòng sông lịch sử.