Thứ năm, 03/04/2025 16:46 (GMT+7)
Thứ bảy, 29/04/2023 12:00 (GMT+7)

Vườn quốc gia Côn Đảo: Thực hiện sứ mệnh của một khu rừng đặc dụng

Theo dõi KTMT trên

Vườn quốc gia Côn Đảo là trung tâm bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen quý hiếm của sinh vật rừng, sinh vật biển… nổi tiếng ở Việt Nam và trong khu vực suốt 30 năm qua.

Vườn quốc gia Côn Đảo thuộc quần đảo Côn Đảo nằm Cách cửa sông Hậu (tỉnh Cần Thơ) 83 km, cách TP. Vũng Tàu 185 km và TP. HCM 250 km, quần đảo gồm 16 đảo nhỏ, đảo lớn nhất là Côn Sơn. Địa hình đảo Côn Sơn là vùng đồi núi, ưu thế bởi các dãy đá granit chạy từ phía Tây Nam đến Đông Bắc, che chở cho các vùng vịnh của đảo cả về hai phía khỏi những luồng gió mạnh. Những điểm cao nhất trên đảo là đỉnh Núi Thánh Giá và Núi Chúa, có độ cao 577 m và 515 m. Điểm cao nhất trên các đảo nhỏ là 350 m. 

Bên cạnh đó, Vườn quốc gia Côn Đảo thuộc hệ thống rừng đặc dụng, là 1 trong 34 Vườn quốc gia của Việt Nam, có tổng diện tích tự nhiên là 19.883,15 ha, gồm: phần diện tích bảo tồn rừng trên các hòn đảo là 5.883,15 ha; phần diện tích bảo tồn biển là 14.000 ha. Ngoài ra, diện tích vùng đệm trên biển là 20.500 ha.

Trải qua 30 năm, Vườn Quốc gia Côn Đảo thực hiện sứ mệnh của một khu rừng đặc dụng, là nơi bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen quý hiếm của sinh vật rừng, sinh vật biển…

Vườn quốc gia Côn Đảo: Thực hiện sứ mệnh của một khu rừng đặc dụng - Ảnh 1
Vườn Quốc gia Côn Đảo thực hiện sứ mệnh của một khu rừng đặc dụng trong suốt 30 năm qua.

PGS. TS Võ Sĩ Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang cho biết: “Côn Đảo rất đa dạng về mặt sinh cảnh: rặng san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, cảng bãi triều: triều đá, triều cát, vùng dưới triều đáy mềm. Với sự đa dạng như vậy, Côn Đảo là môi trường thuận lợi cho các sinh vật quý hiếm. Và một điều nữa hết sức quan trọng, đó là bảo tồn biển, bảo tồn rừng tại Côn Đảo”.

Nằm ở phía đông nam Việt Nam, Côn Đảo được thiên nhiên ưu đãi đa dạng tài nguyên trên rừng, dưới biển và vùng đất ngập mặn với 1.077 loài thực vật và 155 loài động vật. Trong đó, 11 loài được các nhà khoa học lấy tên Côn Sơn đặt cho, như: dầu Côn Sơn, bui Côn Sơn, đọt dành Côn Sơn,... Nhiều động vật được xếp vào danh mục quý hiếm như: rùa biển, khỉ đuôi dài Côn Đảo, sóc đen Côn Sơn,…

Thảm thực vật và độ che phủ rừng Côn Đảo chiếm trên 80% tổng diện tích tự nhiên, là lá chắn tốt nhất để phòng hộ, bảo vệ môi trường. Trên 6.000 tập đoàn san hô với diện tích khoảng 3ha tại Hòn Tài, Đất Dốc và Bãi Cát Lớn, Hòn Bảy Cạnh được phục hồi tự nhiên. Các tập đoàn san hô phát triển đã tạo nên những sinh cảnh sống cho các loài sinh vật đến cư trú, ẩn nấp.

Hiện nay, Côn Đảo thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu, trải nghiệm. Chị Lê Thị Hồng Hạnh, Phó Giám đốc Fiditour chi nhánh Hà Nội cho biết: “Với vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí, Côn Đảo thuộc top 10 hòn đảo bí ẩn nhất hành tinh. Những tầng san hô rất lớn, cá thì nhiều và mình vẫn đùa có cả cá Nemo trong huyền thoại. Thực sự rất là đáng kinh ngạc và tuyệt vời”.

Tương tự, anh Lê Trương Hoàng Nam, Phó Giám đốc Fiditour chi nhánh Hà Nội chia sẻ: “Tới Côn Đảo không chỉ riêng về mặt tâm linh, mà còn phải hòa mình vào thiên nhiên. Tôi thấy đây là một sản phẩm rất tuyệt vời để đưa đến với khách hàng của mình”.

Theo ông Nguyễn Khắc Pho, Giám đốc Vườn quốc gia Côn Đảo: “Việc bảo tồn phải gắn kết với việc quản lý và sử dụng tài nguyên này để phục vụ cho ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, đó là phát triển ngành du lịch. Chính vì vậy, những tài nguyên thiên nhiên rừng, biển, cảnh quan và giá trị động, thực vật là tiền đề, sản phẩm du lịch sẽ được khai thác khoa học để thực hiện chiến lược phát triển du lịch bền vững cho Côn Đảo”.

Để thiên nhiên Côn Đảo tiếp tục được bảo tồn nguyên vẹn, rất cần những chiến lược giữ gìn và bảo vệ những giá trị mà thiên nhiên đem lại. Tránh những hoạt động khai thác, phát triển kinh tế làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên của Côn Đảo.

Yến Thanh

Bạn đang đọc bài viết Vườn quốc gia Côn Đảo: Thực hiện sứ mệnh của một khu rừng đặc dụng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Kiên định với mục tiêu phát triển xanh
Trong quá trình phát triển, Quảng Ninh luôn thể hiện rõ quyết tâm phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường, tận dụng tối đa tiềm năng lợi thế nhưng gắn chặt với phát triển bền vững.
Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Phát hiện 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn
Trong khuôn khổ Đề án Tây Bắc, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố kết quả điều tra cho biết, đã phát hiện 110 mỏ khoáng sản quan trọng trên địa bàn, trong đó có 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn cùng nhiều mỏ khoáng sản quý khác.

Tin mới

Kinh tế Hải Dương tăng trưởng tích cực trong quý 1
UBND tỉnh Hải Dương vừa tổ chức hội nghị (mở rộng) để xem xét tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý I/2025, theo đó, trong 3 tháng đầu năm, một số ngành, lĩnh vực của Hải Dương đạt mức tăng trưởng rất tích cực.
TP.HCM: Tăng trưởng quý I cao nhất trong 5 năm qua
Tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM trong quý I năm 2025 đạt nhiều kết quả tích cực; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I ước tăng trên 7,4% so với cùng kỳ. Và đây là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2020 đến nay.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.