Thứ bảy, 07/09/2024 20:57 (GMT+7)
Thứ năm, 26/08/2021 13:15 (GMT+7)

Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu phế liệu sắt thép

Theo dõi KTMT trên

Lượng sắt thép phế liệu đổ về Việt Nam ngày càng nhiều. Đến nay, Việt Nam đã chi hơn 1,8 tỉ USD để nhập lượng lớn thép phế liệu từ các nước Nhật Bản, Mỹ, HongKong, Campuchia.

Campuchia cũng xuất khẩu phế liệu sang Việt Nam

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tính đến giữa tháng 8/2021, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 4,3 triệu tấn sắt thép phế liệu, tương ứng trị giá 1,84 tỉ USD, tăng lần lượt 23% về lượng và 108% về giá so với cùng kỳ năm 2020.

Như vậy, giá nhập khẩu trung bình của loại hàng này là khoảng 427,8 USD/tấn, tương đương 9,9 triệu đồng/tấn.

Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu phế liệu sắt thép - Ảnh 1
Lượng phế liệu sắt thép nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh trong thời gian qua.

Nhật là quốc gia xuất khẩu phế liệu sắt thép sang Việt Nam nhiều nhất, chiếm gần 50% tổng sản lượng nhập phế liệu của cả nước. Tính chung 7 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu 1,61 triệu tấn phế liệu từ Nhật, với trị giá 736 triệu USD, giảm 10% về lượng nhưng tăng 52% về giá.

Tiếp đến, nhập khẩu phế liệu sắt thép từ Mỹ đạt 1,1 triệu tấn, tương đương 461 triệu USD, tăng 2,5 lần về lượng, tăng 4,2 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng chú ý, Việt Nam cũng nhập phế liệu sắt thép từ Campuchia với khối lượng khá lớn. Trong 7 tháng qua, Campuchia đã xuất sang Việt Nam 56.520 tấn phế liệu sắt thép, có giá trị 5,5 triệu USD, tăng 40% về lượng và tăng gấp 2,4 lần về giá.

Phế liệu sắt thép được phép nhập khẩu vào Việt Nam nhằm mục đích tái chế, phục vụ cho đầu vào sản xuất. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành sắt thép của Việt Nam sử dụng các loại sắt thép phế liệu cho công đoạn nung, luyện phôi gang để tạo sản phẩm mới.

Cần kiểm soát chặt và có chế tài nghiêm

Nhiều ý kiến lo ngại, việc nhập phế liệu để sản xuất phôi thép tại Việt Nam, rồi lại xuất khẩu phôi thép cho các nước khác sẽ biến Việt Nam trở thành công xưởng sản xuất thô. Điều này mang lại ít giá trị gia tăng nhưng gây nhiều rủi ro cho môi trường, do hoạt động tái chế phế liệu.

Vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai các hoạt động cấp Giấy xác nhận điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu về làm nguyên liệu sản xuất theo đúng Nghị định 38 về quản lý chất thải và phế liệu.

Theo quy định, các công ty nhập khẩu phế liệu có đầy đủ Giấy xác nhận chỉ được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở của mình theo đúng công suất thiết kế. Công ty không được phép ký hợp đồng là doanh nghiệp trung gian, nhập phế liệu về chỉ để sơ chế và bán lại phế liệu cho công ty khác.

Cuối năm 2020, Tổng cục Hải quan đã ra văn bản cảnh báo về các thủ đoạn khai sai tên hàng, chủng loại, mã số đối với các mặt hàng sắt thép nhập khẩu, trong đó có phế liệu sắt thép để được hưởng lợi từ chính sách thuế.

Bên cạnh đó, nhiều đối tượng cố tình sử dụng phương thức nhập khẩu phế liệu sắt thép nhưng khai sai thông tin, khai giả để  trà trộn nhiều loại máy móc, linh kiện điện tủ cũ như: tủ lạnh, điều hòa, tivi, máy giặt, xe đạp thậm chí các loại máy nông cụ, máy khoan, máy cầm tay... Nhiều loại thiết bị còn có chứa chất phóng xạ thuộc danh mục hàng cấm nhập, hoặc nhập khẩu có điều kiện, không lưu hành.

Hiện trên thị trường, mặt hàng đồ điện tử Nhật (còn gọi là hàng Nhật bãi) khá được ưa chuộng bởi giá thành rẻ, chỉ bằng 50% giá bán niêm yết hàng mới. Nhiều người đã lợi dụng nhu cầu lớn này đã trà trộn nhập hàng cũ trong các lô hàng phế liệu nhập khẩu để kinh doanh. 

Thực tế, đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa có chế tài xử phạt đủ sức răn đe đối với công ty nhập khẩu vi phạm Thông tư cũng như Quy chuẩn kĩ thuật về môi trường đối với nhập khẩu phế liệu sắt thép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ngoài ra, pháp luật không có quy định cấm kinh doanh các mặt hàng này, khiến cho nhu cầu nhập các đơn hàng "Nhật bãi" về Việt Nam ngày càng nhiều, phát sinh nhiều hệ lụy về môi trường, an toàn cho con người.

Tuấn Nguyễn

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu phế liệu sắt thép. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

An Giang bứt phá, kinh tế - xã hội khởi sắc
Nhờ thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các nghị quyết của Chính phủ và kế hoạch của tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang duy trì xu hướng tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng, tạo đà tăng trưởng cho các tháng và quý tiếp theo.
Cổ phiếu của Công ty VNG giảm sốc
Phiên giao dịch hôm nay 6/9, cổ phiếu VNZ của kỳ lân công nghệ VNG bất ngờ giảm mạnh vào cuối phiên chiều. Tính đến 13h45ph, cổ phiếu VNZ giảm gần 11%.

Tin mới

Bão số 3 Yagi là cơn bão mạnh nhất 30 năm qua
"Bão số 3 là cơn bão rất mạnh, mạnh nhất trong 30 năm qua ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Bắc Bộ" - ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) nhận định.