Thứ ba, 17/09/2024 04:50 (GMT+7)
Chủ nhật, 14/01/2024 13:00 (GMT+7)

Vì sao Viglacera bị phạt và truy thu thuế hơn 11 tỷ đồng?

Theo dõi KTMT trên

Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục thuế) vừa ra quyết định xử phạt và truy thu Viglacera hơn 11 tỷ đồng tiền thuế.

Tổng công ty Viglacera cho biết đã nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Cục Thuế doanh nghiệp lớn.

Vì sao Viglacera bị phạt và truy thu thuế hơn 11 tỷ đồng? - Ảnh 1
Viglacera bị xử phạt và truy thu khoảng 11 tỷ đồng tiền thuế kê khai sai.

Theo đó, Viglacera bị phạt hơn 1,4 tỷ đồng do kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp từ năm 2018 đến 2022.

Do đó, Viglacera bị phạt 20% số tiền thuế thiếu đối với hành vi kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp là hơn 1,4 tỷ đồng - trong đó, năm 2018 là 582,4 triệu đồng; năm 2019 là 214,368 triệu; năm 2020 là 161,156 triệu đồng; năm 2021 là 165,377 triệu đồng và năm 2022 là 311,831 triệu đồng.

Đồng thời, công ty buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu hơn 7 tỷ đồng - trong đó, thuế TNDN năm 2018 là 2,9 tỷ; thuế TNDN năm 2019 là 1,071 tỷ; thuế TNDN năm 2020 là 1,071 tỷ; thuế TNDN năm 2020 là 805,7 triệu; thuế TNDN năm 2021 là 826,88 triệu và thuế TNDN năm 2022 là gần 1,6 tỷ đồng và tiền chậm nộp thuế gần 2,5 tỷ đồng, cho các năm từ 2018 đến 2022.

Tổng số tiền thuế truy thu, xử phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước mà Tổng Công ty Viglacera phải nộp là hơn 11 tỷ đồng. Số tiền chậm nộp thuế trên được tính hết ngày 29/12/2023. Ngoài ra, Viglacera phải giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau kỳ tính thuế tháng 12/2022 với số tiền hơn 877 triệu đồng.

Tổng tiền xử phạt vi phạm hành chính và truy thu mà Viglacera phải nộp khoảng 11 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh, năm 2023, Viglacera ước đạt lợi nhuận trước thuế hơn 1.590 tỷ đồng. Kết quả này vượt kế hoạch cả năm hơn 30%, nhưng vẫn giảm 31% so với năm 2022.

Kế hoạch năm 2024, Viglacera đặt mục tiêu doanh thu gần 13.500 tỷ đồng và lãi trước thuế hơn 1.200 tỷ đồng. Viglacera lên kế hoạch giảm lãi khi dự tính kinh tế thế giới sẽ phục hồi chậm và có thể vẫn khó khăn trong nửa đầu năm 2024.

Cổ đông lớn nhất của Viglacera hiện nay là Cty cổ phần Tập đoàn Gelex nắm hơn 50% vốn. Bộ Xây dựng còn sở hữu khoảng 38% và đã kế hoạch thoái hết phần vốn này.

Thu Quỳnh

Bạn đang đọc bài viết Vì sao Viglacera bị phạt và truy thu thuế hơn 11 tỷ đồng?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cổ phiếu của Công ty VNG giảm sốc
Phiên giao dịch hôm nay 6/9, cổ phiếu VNZ của kỳ lân công nghệ VNG bất ngờ giảm mạnh vào cuối phiên chiều. Tính đến 13h45ph, cổ phiếu VNZ giảm gần 11%.

Tin mới