Thứ năm, 25/04/2024 20:47 (GMT+7)
Thứ năm, 21/10/2021 15:55 (GMT+7)

Tự đốt cháy mình để tìm kiếm sự sống trên 'Cổng địa ngục'

Theo dõi KTMT trên

Được mệnh danh là 'Cổng địa ngục', núi lửa Darvaza ở Turkmenistan nổi tiếng với những ngọn lửa vĩnh cửu rực cháy. Một nhà thám hiểm người Canada đã khám phá nơi đây để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống.

Miệng núi lửa Darvaza, rộng 69 m và sâu 30 m, nằm trong một mỏ khí đốt tự nhiên ở tỉnh Ahal, Turkmenistan, nơi có trữ lượng lớn thứ sáu trên thế giới. Đây là một trong những hiện tượng đáng chú ý nhất ở Turkmenistan.

 Turkmenistan là một quốc gia với 70% diện tích là sa mạc (sa mạc Karakum), được chia thành 5 tỉnh, trong đó tỉnh lớn thứ 2 là Ahal Welayat nằm ở miền nam trung bộ. Ahal là một vùng hoàn toàn là sa mạc và chỉ chiếm 14% dân số của cả nước, nhưng lại rất giàu về khoáng sản.

Tự đốt cháy mình để tìm kiếm sự sống trên 'Cổng địa ngục' - Ảnh 1
Hố lửa Darvaza rực cháy suốt 50 năm. (Ảnh minh họa)

Nguồn gốc về miệng núi lửa Darvaza vẫn còn nhiều giả thuyết khác nhau.
Theo một giả thuyết được cho là chính xác nhất, năm 1971, trong quá trình thăm dò địa chất ở sa mạc Karakum, các kỹ sư Liên Xô đã khoan vào một hang động ngầm chứa đầy khí đốt. Lo sợ cho sự an toàn của người dân địa phương, họ quyết định đốt khí đốt tự nhiên và hy vọng nó sẽ được sử dụng hết trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, điều bất ngờ là do lượng gas lớn nên ngọn lửa vẫn cháy liên tục trong 50 năm qua.

George Kourounis, một nhà thám hiểm người Canada, trở thành người đầu tiên được biết đến là đã mạo hiểm đi xuống khu vực bên trong hố. Mục đích của chuyến đi này là xác định xem sự sống có thể tồn tại trong một môi trường khắc nghiệt như vậy hay không.

Tự đốt cháy mình để tìm kiếm sự sống trên 'Cổng địa ngục' - Ảnh 2
Cuộc khám phá để tìm sự sống mất nhiều thời gian và công sức. (Ảnh minh họa)

Dự án mất 18 tháng để lên kế hoạch. Nhóm nghiên cứu đã thiết lập một hệ thống giàn dây trên một hẻm núi sông để thực hành hạ Kourounis vào trong.  Anh ấy thậm chí đã nhờ một chuyên gia đóng thế Hollywood đốt cháy mình một vài lần, để “chuẩn bị cho bản thân không hoảng sợ khi ở gần ngọn lửa”.

Kourounis thừa nhận rằng anh đã hơi lo lắng trước chuyến thám hiểm. Để chống chọi với cái nóng gay gắt, Kourounis đã mặc thiết bị thở đặc biệt, một bộ quần áo phản xạ nhiệt và một dây nịt leo núi tùy chỉnh được làm từ Kevlar để nó không bị tan chảy. 

Tự đốt cháy mình để tìm kiếm sự sống trên 'Cổng địa ngục' - Ảnh 3
Chuyến thám hiểm với những thành công trong khám phá. (Ảnh minh họa)

Kết quả của chuyến đi này, Kourounis cho biết: "Bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta, có những hành tinh giống với điều kiện bên trong hố này và có thể giúp chúng ta mở rộng số lượng những nơi mà con người có thể tự tin bắt đầu tìm kiếm sự sống bên ngoài hệ mặt trời của mình."

Đến nay, núi lửa Darvaza ngày càng thu hút khách du lịch muốn khám phá mạo hiểm. Darvaza luôn giữ được vẻ nguyên sơ, tĩnh lặng bởi nơi này quá hẻo lánh xa xôi, giao thông cách trở. Chảo lửa đỏ cam hiện ra càng lúc càng thêm rực rỡ huyền ảo trên nền trời chuyển dần từ hồng sang tím rồi xanh, đen.

Du khách đến đây ai nấy đều háo hức cố nắm bắt từng khoảnh khắc biến ảo của thiên nhiên. Một giếng lửa khổng lồ ngày càng rực rỡ chói lòa giữa hoang mạc mênh mông đen sẫm, một vẻ đẹp cô đơn mà dữ dội, khiến bất cứ ai chứng kiến cũng thấy choáng ngợp.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tự đốt cháy mình để tìm kiếm sự sống trên 'Cổng địa ngục'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong cảnh báo sớm thiên tai
Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt mục tiêu nâng cao độ tin cậy dự báo khí tượng thủy văn hàng ngày trong điều kiện thời tiết bình thường. Đáng chú ý sẽ nâng cao độ tin cậy dự báo khí tượng thủy văn bằng ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Việt Nam quyết tâm sản xuất hydrogen xanh
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 165/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tin mới

Hiến giọt máu đào, trao đời sự sống
Đây là chủ đề của chương trình hiến máu tình nguyện, được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức ngày 24/4.