Thứ năm, 02/05/2024 14:21 (GMT+7)
Thứ năm, 28/09/2023 18:00 (GMT+7)

Trung thu phá cỗ đừng phá... môi trường

Theo dõi KTMT trên

Sau mỗi đêm Trung thu, các tuyến phố cổ lại ngập trong rác. Cảnh tượng này đã diễn ra nhiều năm khiến ta phải đặt câu hỏi “Ta đi phá cỗ Trung thu hay đi phá môi trường”.

Những con phố ngập rác 

Mọi người ra đường để vui chơi, ngắm phố phường dịp lễ tết Trung thu, nhưng khi về để lại thứ gì? Rác thải nằm la liệt khắp mặt đường, đa số là chai nhựa, cốc, lọ dùng một lần. Những lúc đông đúc như thế này, biển cấm vứt rác trở nên vô nghĩa, thậm chí người ta vứt rác ngay dưới chân biển

Trung thu phá cỗ đừng phá... môi trường - Ảnh 1
Đường phố ngập rác sau mỗi đêm Trung thu. (Ảnh: Báo Thanh niên)

Năm ngoái, các cô lao công phụ trách tuyến phố Hàng Mã đã làm việc cật lực tới 2 - 3h sáng mới xong việc. Chia sẻ với báo Thanh niên, chị Nguyễn Thị Huyền (40 tuổi, công nhân Xí nghiệp Môi trường Đô thị số 2) cho biết, lượng người đến vui chơi đông khiến lượng rác xả ra nhiều hơn so với bình thường nên công việc vất vả hơn.

Một công nhân vệ sinh cho biết, những ngày cận Trung thu, các công nhân phải làm xuyên ca cho tới 5h sáng mới có thể thu gom hết lượng rác thải ra. Một số người mặc định rằng dọn vệ sinh đường phố là nhiệm vụ của công nhân môi trường. Thậm chí, một số người còn phản bác "vì không có đủ thùng rác" để bào chữa cho hành động xả rác của mình.

Trung thu là lễ đoàn viên, là dịp để gia đình sum họp chứ không phải là dịp để ta tàn phá thêm môi trường. Lượng rác khổng lồ sau mỗi đêm sẽ trở thành mối lo mới, xử lý ra rao, xử lý ở đâu để đảm bảo môi trường. 

Bên cạnh đó đồ chơi phát sáng bằng nhựa dùng một lần như kiếm siêu nhân, lồng đèn,... cũng là mối nguy mới cho môi trường. Theo tổ chức môi trường Geen Power, mỗi năm có khoảng 40 triệu gậy phản quang được thải ra ngoài môi trường mỗi năm. Món đồ này còn chứa chất hóa học khó bị phân giải, mặt khác còn gây hại cho nguồn nước. Thế nhưng những món đồ như vậy lại được nhiều cha mẹ và trẻ em yêu thích. 

Cứ thế, mỗi năm Trung thu lại được coi là “đại hội xả rác” ở khắp các con số lớn nhỏ với lượng túi nilon, rác thải nhựa khổng lồ. Điều này sẽ tác động không nhỏ tới mục tiêu cam kết NetZero vào năm 2050 của Việt Nam theo Cop 26. 

Ăn bánh Trung thu theo cách “xanh” 

Trong văn hóa Á Đông, tặng bánh Trung thu là hành động của lòng hiếu thảo, tình yêu với người thân yêu. Nhưng hành động đẹp này ở một khía cạnh nào đó đang vô tình hủy hoại thêm môi trường. Một sự thật mất lòng là không phải ai cũng thích bánh Trung thu và không phải ai được tặng cũng ăn hết. Đó chính là lời giải cho lượng bánh khổng lồ được tìm thấy sau mỗi mùa Trung thu, đó là còn chưa tính đến hàng tồn không bán được.

Tổ chức địa phương của Hong Kong cho biết, có tới 3,2 triệu bánh Trung thu đã bị vứt bỏ vào năm ngoái. Điều này có nghĩa ta có thể số bánh trên ở bãi rác cùng với đó là những túi nilon bọc thực phẩm, khay đựng bánh đến dao nĩa nhựa dùng một lần đi kèm. Nếu nhân lên với số bánh thừa, số rác ghi nhận được sẽ lớn đến nhường nào, đáng chú ý chúng là nhựa một lần, túi nilon, nhưng chất rất khó để phân hủy. 

Trung thu phá cỗ đừng phá... môi trường - Ảnh 2
Hãy ăn bánh Trung thu theo cách "xanh", bảo vệ môi trường. 

Nhiều người cho rằng việc đóng gói thừa thãi quá nhiều bánh Trung thu là hành động vô trách nhiệm với môi trường. Đặc biệt ta đang trong thời kỳ hứng chịu hậu quả biến đổi khí hậu. 

Không ai cấm trẻ nhỏ, người lớn ra đường đón Trung thu nhưng hãy đi với thái độ trân trọng và có trách nhiệm với môi trường. Ưu tiên chọn những món đồ truyền thống từ tre, giấy vừa đẹp vừa dễ tái chế. Vứt rác đúng chỗ và hạn chế tối đa sử dụng đồ nhựa, túi nilon. Việc làm vừa giảm lượng rác thải ra môi trường vừa giúp công nhân vệ sinh bớt đi phần nào công việc. 

Mua, tặng bánh Trung thu là hành động nhân văn nhưng hãy mua với lượng vừa đủ, đúng chủ đích và ưu tiên bao bì tái chế, thân thiện với môi trường. Thay vì mua đủ vị để thưởng thức hãy rủ bạn bè cùng mua vừa tiết kiệm chi phí vừa không bỏ phí đồ ăn. 

Trung thu là Tết thiếu nhi, hãy để trẻ em được vui chơi, quay quần cùng gia đình và lan tỏa tình yêu môi trường trái đất. Chống biến đổi khí hậu, rác thải nhựa chính là xây dựng cuộc sống xanh - sạch - đẹp cho thế hệ tương lai. 

Phạm Huyền

Bạn đang đọc bài viết Trung thu phá cỗ đừng phá... môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới