Thứ sáu, 25/07/2025 14:03 (GMT+7)
Thứ ba, 11/02/2025 09:03 (GMT+7)

Trong tháng 2/2025 sẽ thẩm định ĐTM Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Theo dõi KTMT trên

Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thẩm định ngay trong tháng 02/2025 báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo số 35/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Trong tháng 2/2025 sẽ thẩm định ĐTM Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận - Ảnh 1
Ảnh minh họa

Theo thông báo kết luận, đây là dự án đặc biệt quan trọng quốc gia, với mục tiêu phấn đấu hoàn thành đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu: về hoàn thiện quy định pháp luật, Bộ Khoa học và Công nghệ tập trung bố trí nguồn lực, khẩn trương hoàn thiện Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi, bảo đảm chất lượng để trình Quốc hội khóa XV xem xét và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) theo quy trình một kỳ họp. Nội dung sửa đổi cần bảo đảm phù hợp tình hình mới, cái gì đã rõ, đã chín, được thực tế chứng minh là đúng thì đưa vào luật, tăng cường phân cấp, phân quyền, cắt giảm thủ tục hành chính, xóa bỏ cơ chế xin cho.

Về cơ chế, chính sách để triển khai dự án, các Bộ, ngành và địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi, triển khai nhanh nhất về các vấn đề như giải phóng mặt bằng, tái định cư, ổn định đời sống người dân, cơ chế tài chính, thu xếp vốn, lựa chọn nhà thầu... để rút ngắn thời gian thực hiện dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, gửi Bộ Công Thương trước ngày 15/02/2025.

Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét để đề xuất cấp thẩm quyền, trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025). Trước mắt, ngay trong Kỳ họp bất thường ngày 15/02/2025, Bộ Công Thương trình xin chủ trương và một số cơ chế, chính sách cần thiết để triển khai ngay.

Về việc thực hiện các dự án, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan báo cáo cấp thẩm quyền để giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia thực hiện đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, phấn đấu hoàn thành công tác đầu tư xây dựng trước ngày 31/12/2030, chậm nhất trước ngày 31/12/2031 để chào mừng kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng và 85 năm ngày thành lập nước.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan đàm phán với các đối tác có công nghệ nguồn tiên tiến như Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và Pháp..., ưu tiên các đối tác truyền thống nhưng vẫn bảo đảm khả năng dự phòng trong mọi tình huống. Trên cơ sở đàm phán với các đối tác, xem xét cập nhật lại quy mô công suất, tổng mức đầu tư... phù hợp với tình hình mới đề xuất cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.

Về đào tạo nguồn nhân lực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẩn trương rà soát, huy động lại các nhân lực đã được đào tạo và các nguồn nhân lực có ngành nghề tương tự để có phương án sử dụng hiệu quả, tối ưu nhất, đồng thời đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ ngay trong tháng 02/2025 xây dựng Kế hoạch đào tạo chuyên sâu bổ sung nguồn nhân lực cần thiết (số lượng, trình độ và chuyên môn) cho dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận và có cơ chế, chính sách để thu hút nguồn nhân lực, trong đó cần chú ý người tổng chỉ huy, tổng công trình sư của dự án.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo chuyên môn chung cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, phục vụ phát triển các dự án điện hạt nhân.

Về vốn cho công tác chuẩn bị đầu tư, Thủ tướng đề nghị các bộ, cơ quan và địa phương rà soát trên cơ sở các nhiệm vụ được giao, đề xuất gửi Bộ Công Thương tổng hợp trước ngày 15/02/2025. Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc và Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn cho phép nghiên cứu, xem xét sử dụng nguồn vốn dự phòng năm 2025 hiệu quả để triển khai.

Về công tác giải phóng mặt bằng, UBND tỉnh Ninh Thuận khẩn trương triển khai ngay công tác giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư cho cả hai nhà máy điện hạt nhân để hoàn thành công tác bàn giao mặt bằng của dự án trong năm 2025 cho chủ đầu tư. Đồng thời, khẩn trương kêu gọi, thu hút đầu tư xây dựng sân bay Ninh Thuận; hoàn thành các thủ tục trong năm 2025 theo thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền.

Bộ Tài chính bố trí, cấp đủ vốn để UBND tỉnh Ninh Thuận hoàn thành việc di dời và ổn định nơi ở, sinh kế cho người dân, bảo đảm nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ trên tinh thần vì lợi ích chung, bảo đảm công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Thủ tướng yêu cầu Bộ kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tổ chức thẩm định hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trong thời gian sớm nhất để trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 9.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thẩm định ngay trong tháng 02/2025 báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án.

Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đánh giá cơ sở hạ tầng điện hạt nhân của Việt Nam theo các tiêu chuẩn của IAEA. Xây dựng kế hoạch cụ thể hoàn thiện cơ sở hạ tầng điện hạt nhân đáp ứng yêu cầu của IAEA.

Quang Đức

Bạn đang đọc bài viết Trong tháng 2/2025 sẽ thẩm định ĐTM Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0937 68 8419 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Bắc Giang ứng dụng công nghệ phân huỷ nhiệt xử lý rác
Bắc Giang đang tiên phong ứng dụng công nghệ phân hủy nhiệt tiên tiến để xử lý rác thải sinh hoạt một cách hiệu quả và bền vững, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc biến rác thải thành tài nguyên, góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.

Tin mới

Chip ADC của CT Group làm được những gì ?
Bản thiết kế chip ADC của người Việt vừa ra mắt cuối tháng 6 vừa qua không chỉ tạo nên “cơn địa chấn” trong cộng đồng công nghệ mà còn mở ra bước đột phá quan trọng cho hành trình chuyển đổi số quốc gia.
Công nghệ - Lối mở cho tương lai xanh toàn cầu
Từ AI đến năng lượng tái tạo và đô thị thông minh, công nghệ đang mở lối cho một tương lai bền vững. Công nghệ đã trở thành chất xúc tác mạnh mẽ, thúc đẩy một cuộc cách mạng năng lượng không thể đảo ngược, mở ra kỷ nguyên mới của sự bền vững.
SHB hợp tác toàn diện với CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn
Ngày 23/7, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ giữa hai doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và năng lượng, lọc hóa dầu.