Thứ năm, 06/02/2025 14:04 (GMT+7)
Thứ năm, 06/02/2025 09:48 (GMT+7)

Hé lộ các địa điểm tiềm năng có thể phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam

Theo dõi KTMT trên

Theo Bộ Công Thương, hiện điện hạt nhân có thể xem xét xây dựng tại 3 vùng: Nam Trung Bộ (khoảng 25 - 30 GW), Trung Trung Bộ (khoảng 10 GW) và Bắc Trung Bộ (khoảng 4 - 5 GW).

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến đối với Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

Trong đó đánh giá khả năng phát triển điện hạt nhân, Bộ Công Thương cho biết, vị trí tiềm năng để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân quy mô lớn gồm 8 vị trí trong Quyết định số 906/QĐ-TTg ngày 17/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch định hướng phát triển điện hạt nhân, mỗi vị trí có tiềm năng phát triển khoảng 4 - 6 GW nguồn điện hạt nhân, cụ thể:

-  Thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.

- Thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.

- Thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

-  Vũng La, thôn Phú Hải, xã Xuân Phương, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.

- Thôn Sơn Tịnh, xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

- Bãi Chà Là, thôn Bình Tiên, xã Cống Hải, huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận.

- Thôn Gia Hòa, xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

- Thôn Văn Bân, xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

Hé lộ các địa điểm tiềm năng có thể phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam - Ảnh 1
Nam Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Bắc Trung Bộ là 3 vùng có thể phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam.

Theo Bộ Công Thương, đến thời điểm hiện nay, chỉ có 2 địa điểm Phước Dinh và Vĩnh Hải là có công bố quy hoạch địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Một số địa điểm tiềm năng khác (2 địa điểm ở Quảng Ngãi, 1 địa điểm ở Bình Định) được xem xét là địa điểm tiềm năng phát triển 4 tổ máy điện hạt nhân quy mô lớn. Tuy nhiên, do không có quy hoạch được công bố, nên sau 10 năm, các địa điểm này đều cần rà soát, đánh giá lại do có thể có nhiều biến động kinh tế xã hội, phát triển kinh tế tại các khu vực.

Cơ quan soạn thảo nhận định, lựa chọn địa điểm là một bước quan trọng để đưa lò phản ứng mô đun nhỏ (SMR) vào hệ thống năng lượng khu vực. Quá trình này sẽ có tác động đáng kể đến chi phí xây dựng, sức khỏe môi trường, an toàn và các khía cạnh khác trong suốt thời gian hoạt động của nó.

Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều thiết kế SMR đang được phát triển ở nhiều giai đoạn khác nhau trên khắp thế giới. Hiện nay, Việt Nam chưa có quy định pháp quy về yêu cầu địa điểm đối với lò SMR. Trong trường hợp không có quy định hướng dẫn cụ thể về lựa chọn địa điểm đối với SMR, việc thực hiện phải tuân thủ theo quy định yêu cầu địa điểm nhà máy điện hạt nhân quy mô lớn hiện hành.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã xây dựng các kịch bản tính toán phát triển nguồn điện.

Kịch bản 1 – Kịch bản cơ sở: Dự báo phụ tải cơ sở và các giả thiết sau: nhà máy điện Hạt nhân Ninh Thuận I (2x1200MW) vận hành giai đoạn 2031 – 2035, điện Hạt nhân Ninh Thuận II (2x1200MW) vận hành giai đoạn 2036 – 2040, 03 nhà máy LNG chưa xác định chủ đầu tư vận hành sau năm 2030, khí Cá Voi Xanh dự kiến đưa vào bờ giai đoạn 2031 – 2035, tuân thủ định hướng chuyển đổi nhiên liệu trong Quy hoạch VIII, các nhà máy nhiệt điện than sẽ đốt kèm sinh khối/amoniac sau 20 năm vận hành, các nhà máy điện khí LNG sẽ đốt kèm khí hydro sau 10 năm vận hành như trình bày ở trên (trừ những nhà máy đạt trên 40 năm tuổi đến 2050), không phát triển mới nguồn LNG so với Quy hoạch điện VIII, nhập khẩu Trung Quốc tăng thêm 300 MW lên 3.700 MW22.

Kịch bản 2 – Kịch bản cao : Dự báo phụ tải điện cao và các giả thiết sau: nhà máy điện Hạt nhân Ninh Thuận I, II (4x1200MW) vận hành giai đoạn 2031 – 2035, toàn bộ 14 nhà máy LNG tại Quy hoạch điện VIII vận hành giai đoạn 2026 – 2030, khí Cá Voi Xanh dự kiến đưa vào bờ giai đoạn 2031 – 2035, tuân thủ định hướng chuyển đổi nhiên liệu trong Quy hoạch điện VIII tương tự Kịch bản 1, cho phép phát triển mới nguồn LNG so với Quy hoạch điện VIII từ năm 2030, nhập khẩu Trung Quốc tương tự Kịch bản 1.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Hé lộ các địa điểm tiềm năng có thể phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vingroup phát động chiến dịch Vì Thủ đô trong xanh
Tập đoàn Vingroup quyết định phát động chiến dịch “Vì Thủ đô trong xanh” nhằm kêu gọi cả cộng đồng cùng hành động để giành lại bầu trời xanh cho Thủ đô, đặc biệt là giảm thiểu phát thải trong lĩnh vực giao thông.
Bao giờ khởi công dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam?
Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Bộ đã xây dựng kế hoạch tổng thể. Bao gồm: lựa chọn tư vấn; lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; đấu thầu các gói thầu thi công xây dựng… dự kiến khởi công Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam vào tháng 12/2027.

Tin mới