Thứ sáu, 22/11/2024 22:24 (GMT+7)
Thứ bảy, 14/12/2019 07:35 (GMT+7)

Trái đất và nỗi lo ‘rác đè’

Theo dõi KTMT trên

Những hình ảnh dưới đây mang đến cho độc giả cái nhìn chân thực và trần trụi nhất về ô nhiễm rác thải nhựa đang tàn phá thế giới, đặc biệt là huỷ hoại đại dương khủng khiếp như thế nào.

Trái đất và nỗi lo ‘rác đè’ - Ảnh 1
Khu vực Caribbean là nơi đáng báo động về ô nhiễm rác thải nhựa hàng đầu trên thế giới (Ảnh: Daphne Ewing-Chow/Forbes)

Theo nghiên cứu của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), mỗi năm trên toàn cầu ước tính có tới 500 tỉ túi nhựa được sử dụng, 1 triệu chai nhựa được mua mỗi phút, 8-12 triệu tấn nhựa rò rỉ ra biển. Nhưng chất thải nhựa sẽ phải mất 400 năm đến 1.000 năm để phân huỷ hoàn toàn cùng tác động huỷ hoại môi trường nghiêm trọng.

Trước những con số đáng báo động nêu trên, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang nỗ lực hành động đẩy lùi vấn nạn ô nhiễm rác thải nhựa. Tuy nhiên kết quả chưa thực sự được như kỳ vọng.

Những hình ảnh dưới đây mang đến cho độc giả cái nhìn chân thực và trần trụi nhất về ô nhiễm rác thải nhựa đang tàn phá thế giới, huỷ hoại đại dương khủng khiếp như thế nào.

Trái đất và nỗi lo ‘rác đè’ - Ảnh 2
Một góc của bãi biển Maldives – nơi được coi là “thiên đường” nghỉ dưỡng thế giới (Ảnh: Daily Mail)
Trái đất và nỗi lo ‘rác đè’ - Ảnh 3
Dòng sông Hằng nổi tiếng tại Ấn Ðộ ngập rác thải vì tình trạng gia tăng dân số quá nhanh (Ảnh: Reuters)
Trái đất và nỗi lo ‘rác đè’ - Ảnh 4
Một tác phẩm minh họa cho việc cá voi đang phải nuốt hàng trăm, hàng ngàn mảnh rác mỗi ngày tại Philippines (Ảnh: Greenpeace Philippines)
Trái đất và nỗi lo ‘rác đè’ - Ảnh 5
Một cậu bé tìm kiếm vật liệu có thể tái chế tại bờ Yamuna ở New Delhi, Ấn Ðộ (Ảnh: Quartz India)
Trái đất và nỗi lo ‘rác đè’ - Ảnh 6
Người dân sống và mưu sinh trực tiếp trên bãi rác thải tại Indonesia (Ảnh: Tom Fisk/Pexels)
Trái đất và nỗi lo ‘rác đè’ - Ảnh 7
Tác phẩm “sóng” được tạo ra bằng cách sử dụng rác thu gom tại các bãi biển ở London (Ảnh: Eco-Age.com)
Trái đất và nỗi lo ‘rác đè’ - Ảnh 8
Một con rùa bị mắc kẹt trong bao tải nhựa cũng như hàng triệu sinh vật biển khác đang kêu cứu trong vô vọng giữa đại dương ngập rác thải từ con người (Ảnh Dailymail).
Trái đất và nỗi lo ‘rác đè’ - Ảnh 9
Một con cò ở Tây Ban Nha bị túi nilon quấn lấy và may mắn được nhiếp ảnh gia giải cứu. Phải sau hàng trăm năm chiếc túi nilon này mới phân rã hoàn toàn (Ảnh: John Cancalosi/ National Geographic)
Trái đất và nỗi lo ‘rác đè’ - Ảnh 10
Người lướt sóng ở Java, Indonesia, khó có thể thư giãn trong biển rác thải nhựa dồn tụ về đây do hậu quả của dòng hải lưu (Ảnh: HuffPost)
Trái đất và nỗi lo ‘rác đè’ - Ảnh 11
Rác thải nhựa dưới chân một cây cầu bắc qua sông Buriganga, Bangladesh (Ảnh: Randy Olson/National Geographic)
Trái đất và nỗi lo ‘rác đè’ - Ảnh 12
Số lượng rác của một gia đình tạo ra trong vòng 1 tuần. Ảnh: Treehugger
Trái đất và nỗi lo ‘rác đè’ - Ảnh 13
Rác thải tràn ngập một con sông, đa số là rác nhựa (Ảnh: Abdul Hakim Nahid National Geographic).

Quang Huy

Bạn đang đọc bài viết Trái đất và nỗi lo ‘rác đè’. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới