Thứ sáu, 04/04/2025 03:27 (GMT+7)
Thứ bảy, 30/10/2021 17:00 (GMT+7)

TP.HCM quy định quản lý công trình thủy lợi

Theo dõi KTMT trên

UBND TP.HCM vừa ban hành Quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn.

Quy định áp dụng đối với các công trình thủy lợi được đầu tư hoàn toàn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Một phần nguồn vốn ngân sách nhà nước. 

Đối với các công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng bằng các nguồn vốn khác, chủ sở hữu (hoặc đại diện chủ sở hữu) có trách nhiệm quản lý, khai thác và bảo vệ trên cơ sở vận dụng hướng dẫn của Quy định này và các quy định của pháp luật có liên quan.

TP.HCM quy định quản lý công trình thủy lợi - Ảnh 1
Một dự án thủy lợi tại TP.HCM.

Đối tượng áp dụng là các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố.

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ công trình thủy lợi, bảo vệ tài nguyên nước là chấp hành đầy đủ các quy định về Luật Thủy lợi, Luật Đê điều, Luật Tài nguyên nước và các quy định pháp luật liên quan. 

Sử dụng nước tiết kiệm, an toàn, hiệu quả; Thực hiện các biện pháp phòng, chống cạn kiệt, suy thoái chất lượng nguồn nước. Không gây cản trở hoặc thiệt hại đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ công trình thủy lợi có trách nhiệm tham gia bảo vệ công trình. Khi phát hiện công trình thủy lợi bị xâm hại hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố, người phát hiện có trách nhiệm kịp thời báo ngay cho chính quyền địa phương, tổ chức, cá nhân quản lý công trình nơi gần nhất để xử lý theo quy định; Ngăn chặn, khắc phục nếu có thể thực hiện được.

Nguyễn Thu

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM quy định quản lý công trình thủy lợi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới

Hải Phòng thu ngân sách cao kỷ lục
Ba tháng đầu năm, TP. Hải Phòng thu ngân sách đạt hơn 47.800 tỷ đồng, hơn 40% dự toán thu ngân sách cả năm nay. Đây là thông tin được công bố tại phiên họp thường kỳ trực tuyến tháng 3 của UBND Thành phố Hải Phòng diễn ra sáng nay (3/4).
Kinh tế Hải Dương tăng trưởng tích cực trong quý 1
UBND tỉnh Hải Dương vừa tổ chức hội nghị (mở rộng) để xem xét tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý I/2025, theo đó, trong 3 tháng đầu năm, một số ngành, lĩnh vực của Hải Dương đạt mức tăng trưởng rất tích cực.