Thứ năm, 03/04/2025 17:04 (GMT+7)
Thứ tư, 25/11/2020 15:53 (GMT+7)

TP.HCM: Nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm không khí

Theo dõi KTMT trên

Là một trong hai đô thị chịu ảnh hưởng nhiều nhất của ô nhiễm không khí, TP.HCM đang phải đối mặt với các thách thức về chất lượng sống ở đô thị, nhất là quá trình xả thải từ các phương tiện cơ giới, nhà máy, cơ sở sản xuất...

Ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng

Theo nghiên cứu của Viện TN&MT, Trường Đại học Quốc gia TP.HCM, các khí gây ô nhiễm không khí như bụi PM2.5, NO2, SO2, CO... đều vượt ngưỡng cho phép từ 1,5-2 lần theo quy chuẩn Việt Nam. Ô nhiễm không khí cũng khiến khoảng 1.397 người ở TP.HCM tử vong mỗi năm.

TP.HCM: Nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm không khí - Ảnh 1
(Ảnh minh họa)

PGS.TS Hồ Quốc Bằng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ô nhiễm không khí và Biến đổi khí hậu, Viện TN&MT, cho rằng ô nhiễm không khí ở TP.HCM phần lớn là do khí thải nhà kính từ hoạt động giao thông, sử dụng năng lượng, hoạt động sản xuất công nghiệp và xây dựng. Trong đó, mức thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông (từ mô tô, xe máy) chiếm 65,4% và sử dụng năng lượng chiếm 91% tổng lượng phát thải.

Theo dự báo, các chất khí thải trên sẽ tăng thêm 40% vào năm 2025 và đến 50% vào năm 2030, nếu không có giải pháp kiểm soát hiệu quả phát thải khí thải. Trong khi đó, đến nay TP.HCM không còn khả năng tiếp nhận khí thải đối với CO, NO tại một số khu vực trung tâm. Các quận trung tâm của thành phố cần giảm một lượng 5.000-8.000 tấn CO/năm/km2; quận huyện phía Tây và phía Tây Bắc cần phải giảm 3.000 tấn CO/năm/km2; khu vực các quận trung tâm và các quận, huyện phía Tây thành phố cần giảm khoảng 86 tấn NO2/năm/km2.

Cần có quy định rõ ràng về quản lý khí thải

PGS.TS Hồ Quốc Bằng cũng cho biết, có một thực tế là các tiêu chuẩn quy định đối với vấn đề quản lý chất lượng không khí của Việt Nam còn ít nghiêm ngặt so với các nước trên thế giới. Vì vậy, quy chuẩn phân vùng khí thải ô nhiễm của Việt Nam cần được quy định chi tiết, rõ ràng và nghiêm ngặt hơn. Nên đưa ra một tải lượng xả thải cụ thể, thay vì nồng độ xả thải.

Từng cho ý kiến về vấn đề này, TS Hoàng Dương Tùng- nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam (VCAP) cũng đặt ra khuyến nghị về việc cần sớm đưa ra quy định về quy chuẩn giới hạn với từng loại bụi, khí.

Chẳng hạn đối với bụi PM2.5 là hạt bụi mịn, khi hít phải sẽ vào thẳng đường thở và gây ra các bệnh về hô hấp cần phải có quy chuẩn cụ thể. Theo chuyên gia này, hiện nay quy chuẩn của WHO giới hạn cho phép của bụi PM2.5 là 10 µg/m3. Tuy nhiên, quy chuẩn Việt Nam lại giới hạn cao tới 50 µg/m3 (gấp 5 lần so với quy chuẩn của WHO). Đây cũng là một trong những bất cập rất lớn hiện nay.

Nhiều ý kiến từ các chuyên gia, nhà khoa học cũng cho rằng, thành phố cần phải đẩy mạnh hoạt động kiểm kê phát thải khí thải khí nhà kính. Đẩy mạnh hoạt động này sẽ biết được nguồn ô nhiễm không khí từ đâu ra, ô nhiễm chất gì, ô nhiễm do cái gì. Trên cơ sở đó mới thiết kế kế hoạch kiểm soát chất lượng không khí hiệu quả, thiết lập các quy định và giấy phép phát thải, xả thải khí thải, xây dựng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm.

Không những thế, kiểm kê phát thải khí thải cũng là cơ sở để đánh giá các nhà máy, xí nghiệp hay chính sách giao thông mới, hoặc đang đề xuất thực hiện, có phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. Các kết quả này cũng được dùng để hỗ trợ trong việc thiết kế các chiến lược kiểm soát hiệu quả để giảm lượng phát thải các chất ô nhiễm không khí.

Đầu tháng 11/2020, Sở TN&MT TP.HCM đã phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức khởi động dự án hỗ trợ kỹ thuật TA9608 về “Nâng cao năng lực và hành động cải thiện chất lượng không khí”. TP.HCM cũng đang triển khai việc đánh giá tình hình chất lượng không khí hiện tại và thực tiễn quản lý; Đánh giá lựa chọn chính sách và công nghệ hiệu quả để giải quyết chất lượng không khí; Xây dựng kế hoạch hành động không khí sạch (CAAP) cùng với các đầu tư cho kiểm soát ô nhiễm không khí.

Hoài Thu

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm không khí. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới

Kinh tế Hải Dương tăng trưởng tích cực trong quý 1
UBND tỉnh Hải Dương vừa tổ chức hội nghị (mở rộng) để xem xét tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý I/2025, theo đó, trong 3 tháng đầu năm, một số ngành, lĩnh vực của Hải Dương đạt mức tăng trưởng rất tích cực.
TP.HCM: Tăng trưởng quý I cao nhất trong 5 năm qua
Tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM trong quý I năm 2025 đạt nhiều kết quả tích cực; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I ước tăng trên 7,4% so với cùng kỳ. Và đây là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2020 đến nay.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.