Chủ nhật, 08/09/2024 16:46 (GMT+7)
Thứ tư, 19/04/2023 08:00 (GMT+7)

TP.HCM: 5.432 căn hộ của 5 dự án bất động sản được gỡ vướng

Theo dõi KTMT trên

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, sau các cuộc họp gỡ vướng, đến nay một số dự án đã có kết quả bước đầu khi doanh nghiệp được huy động vốn từ các căn hộ hình thành trong tương lai.

Cụ thể, UBND TP.HCM đã xem xét và cho phép 5 tập đoàn, doanh nghiệp chủ đầu tư của 5 dự án bất động sản, nhà ở thương mại, khu đô thị mới (trong đó có 1 tập đoàn bất động sản nước ngoài) được huy động vốn 50% số lượng sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai của 5 dự án này, tương đương với 5.432 căn hộ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp này vượt qua khó khăn (trong đó có 2.989 căn hộ thuộc 1 dự án khu đô thị mới).

Trong lúc chờ kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các dự án thuộc diện rà soát pháp lý mà chủ đầu tư đã thực hiện nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trước đây. Ngoài ra, còn có 1 dự án khu nhà chung cư tại quận 4 cũng đã được UBND TP.HCM cho ý kiến chỉ đạo các Sở, ngành rà soát giải quyết.

TP.HCM: 5.432 căn hộ của 5 dự án bất động sản được gỡ vướng - Ảnh 1
UBND TP.HCM cho phép 5 chủ đầu tư huy động vốn 5.432 căn hộ.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA kiến nghị, UBND TP.HCM và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sớm có kết luận dứt điểm đối với 6 dự án này, để thị trường bất động sản có thể đón nhận thêm hơn 5.000 căn hộ giúp tăng nguồn cung nhà ở, tạo được dòng tiền cho các doanh nghiệp và tăng tính thanh khoản cho thị trường, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.

Đồng thời, HoREA đề nghị các sở, ngành khẩn trương rà soát trình UBND TP.HCM xem xét giải quyết các dự án tương tự mà các chủ đầu tư cũng đề nghị được huy động vốn, bán nhà ở hình thành trong tương lai, để từng bước khai thông thị trường bất động sản và bảo đảm tính công bằng cho các doanh nghiệp.

Theo HoREA, TP.HCM có 156 dự án bất động sản gặp vướng, chủ yếu thuộc diện rà soát pháp lý nhưng đều có tính chất phức tạp, đã được xử lý qua nhiều thời kỳ, vướng nhiều quy định pháp luật. 

Trong đó, có những dự án có nguồn gốc đất công, có dự án bị vướng phải rà soát lại việc tính tiền sử dụng đất, tiền sử dụng đất bổ sung dẫn đến bị dừng triển khai, dừng huy động vốn…

Có dự án vướng mắc trong việc điều chỉnh quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 hoặc việc thực hiện trách nhiệm chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại có quy mô dưới 10 ha phải dành 20% diện tích đất trong dự án để xây dựng nhà ở xã hội được thực hiện nghĩa vụ này bằng tiền…

Trước đó, trong buổi làm việc giữa Thường trực Chính phủ và Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cũng đã đặt ra mục tiêu đến cuối năm 2023 sẽ giải quyết được 50 dự án bất động sản bị vướng mắc pháp lý.

"HoREA rất hoan nghênh và kỳ vọng với sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan có thẩm quyền của Trung ương và Thành phố, nhất là thông qua sự phối hợp hoạt động hiệu quả của Tổ công tác của Chính phủ, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ và UBND Thành phố thì hầu hết trong số 156 dự án này sẽ được giải quyết trong năm nay", ông Châu tin tưởng.

Lôi Vũ

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: 5.432 căn hộ của 5 dự án bất động sản được gỡ vướng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

An Giang bứt phá, kinh tế - xã hội khởi sắc
Nhờ thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các nghị quyết của Chính phủ và kế hoạch của tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang duy trì xu hướng tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng, tạo đà tăng trưởng cho các tháng và quý tiếp theo.
Cổ phiếu của Công ty VNG giảm sốc
Phiên giao dịch hôm nay 6/9, cổ phiếu VNZ của kỳ lân công nghệ VNG bất ngờ giảm mạnh vào cuối phiên chiều. Tính đến 13h45ph, cổ phiếu VNZ giảm gần 11%.

Tin mới

[Photo] Đường phố Hà Nội sau bão Yagi
Sau khi hứng chịu gió lớn do bão Yagi quét qua, hàng trăm cây xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội đã gãy, đổ. Hiện, lực lượng chức năng và người dân đang tiến hành chặt hạ, thu dọn để đảm bảo an toàn và lưu thông.
Bão số 3 Yagi là cơn bão mạnh nhất 30 năm qua
"Bão số 3 là cơn bão rất mạnh, mạnh nhất trong 30 năm qua ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Bắc Bộ" - ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) nhận định.