Thứ năm, 03/04/2025 04:11 (GMT+7)
Thứ bảy, 10/06/2023 15:10 (GMT+7)

TP HCM: Đề xuất gia hạn thời gian hoàn thành chỉ tiêu chuyển đổi công nghệ xử lý rác

Theo dõi KTMT trên

Trước việc nhiều đơn vị xử lý rác chưa được cấp chủ trương đầu tư thực hiện chuyển đổi công nghệ xử lý rác, Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị gia hạn thời gian hoàn thành tỷ lệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM (TN&MT), hiện trên địa bàn thành phố đang có 5 đơn vị xử lý đã ký hợp đồng cung ứng dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt với thành phố gồm: Công ty Cổ phần Vietstar (Vietstar), Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa (Tâm Sinh Nghĩa), Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS), Công ty Cổ phần Tasco (Tasco) và Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP (Môi trường đô thị).

Sở TN&MT đã làm việc và đề nghị các chủ đầu tư thực hiện dự án chuyển đổi công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, có thu hồi năng lượng từ giai đoạn 2017 - 2018. Tuy nhiên, đến nay, chỉ có dự án chuyển đổi công nghệ xử lý rác của Công ty Vietstar và Công ty Tâm Sinh Nghĩa được cấp quyết định chủ trương đầu tư.

Trong đó, Công ty Vietstar đang bổ sung hồ sơ thực hiện thủ tục phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 nhà máy tích hợp xử lý chất thải rắn Vietstar.

Còn Công ty Tâm Sinh Nghĩa đang làm việc với Công ty cổ phần tư vấn Xây dựng Điện 1 (đơn vị tư vấn) để tiếp tục thực hiện hợp đồng lập báo cáo đấu nối với hệ thống điện, báo cáo nghiên cứu khả thi và hồ sơ thiết kế kỹ thuật của dự án.

TP HCM: Đề xuất gia hạn thời gian hoàn thành chỉ tiêu chuyển đổi công nghệ xử lý rác - Ảnh 1
Việc chuyển đổi công nghệ xử lý rác và tái chế tại TP. HCM gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Trên cơ sở đó, Sở TN&MT đề nghị hai công ty này phải hoàn thành đầy đủ hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo thiết kế kỹ thuật nộp đề nghị thẩm định tại Bộ Xây dựng trong vòng 90 ngày. Đồng thời báo cáo Sở TN&MT trong trường hợp có phát sinh khó khăn, vướng mắc.

Sở TN&MT Thành phố nhận định, với tiến độ thực hiện các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng công nghệ tiên tiến, có thu hồi năng lượng như trên, nhận thấy chỉ có dự án chuyển đổi công nghệ của Công ty Vietstar và Công ty Tâm Sinh Nghĩa có thể hoàn thành vào giai đoạn cuối năm 2025 trong trường hợp hai công ty nỗ lực hoàn thiện toàn bộ thủ tục pháp lý dự án trong năm 2023 và triển khai xây dựng nhà máy, lắp đặt thiết bị trong thời gian rút ngắn từ 18 đến 24 tháng.

Còn lại các dự án chuyển đổi công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các đơn vị xử lý khác hiện đang trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư. Do đó, quá trình thực hiện thủ tục pháp lý dự án chuyển đổi công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các đơn vị này sẽ không kịp hoàn thành trong năm 2023 và thậm chí kéo dài do một số khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục pháp lý dự án.

Vì vậy, Sở TN&MT kiến nghị UBND Thành phố xem xét, trình Ban Thường vụ Thành ủy về việc gia hạn thời gian hoàn thành tỷ lệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế đạt 80% thêm 2 năm, tức đến năm 2027 sẽ hoàn thành chỉ tiêu này.

Đồng thời, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tổ chức thẩm định hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn và thu hồi năng lượng tại Khu liên hợp ở xử lý chất thải rắn Tây Bắc thành phố theo phương thức PPP đúng quy định hiện hành để kịp thực hiện các nội dung tiếp theo trong công tác chuẩn bị đầu tư dự án theo phương thức PPP.

Mặt khác, giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc nhanh chóng tổng hợp, trình UBND thành phố phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nhà máy tích hợp xử lý chất thải rắn Vietstar.

Bên cạnh đó, giao Sở Công thương làm việc với Công ty Vietstar và Công ty Tâm Sinh Nghĩa tổng hợp, tham mưu UBND Thành phố nội dung hỗ trợ tiếp theo về thủ tục bổ sung dự án vào quy hoạch phát triển nguồn điện sử dụng chất thải rắn vào lưới điện quốc gia.

Trước đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. HCM lần thứ XI đã thông qua chỉ tiêu đến năm 2025, TP. HCM đạt tỷ lệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ mới hiện đại (đốt phát điện) và tái chế đạt ít nhất 80%, hướng tới năm 2030 đạt 100%.

Thanh Tùng

Bạn đang đọc bài viết TP HCM: Đề xuất gia hạn thời gian hoàn thành chỉ tiêu chuyển đổi công nghệ xử lý rác. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới

Thay đổi công suất sản xuất và bổ sung sản phẩm: Dự án có phải xin cấp lại giấy phép môi trường?
Tình huống pháp lý của một công ty hoạt động sản xuất vật tư y tế đã được cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, nay có kế hoạch nhằm bổ sung thêm một mã sản phẩm mới, tăng công suất sản xuất lên 21% so với trước đây.
Vingroup tổ chức "Ngày hội Xanh 2025" tại Ocean City
Vingroup sẽ tổ chức Ngày hội Xanh thường niên 2025 tại Ocean City vào ngày 13/4/2025 với chủ đề “Kỷ nguyên Xanh - Kỷ nguyên vươn mình”, nhằm hưởng ứng Ngày Trái Đất và hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam...