Thứ bảy, 02/12/2023 21:47 (GMT+7)
Chủ nhật, 11/12/2022 07:45 (GMT+7)

Tín hiệu tích cực từ xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Theo dõi KTMT trên

Tính đến hết tháng 11, xuất khẩu thủy hải sản đã đạt 10,17 tỉ USD, tăng gần 28% so với cùng kỳ năm ngoái, thiết lập kỷ lục mới cho ngành thủy sản Việt Nam dù chưa hết năm.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) chiều 10/12 tổ chức Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỉ USD với sự tham gia của nhiều bộ, ngành cùng cộng đồng doanh nghiệp ngành thủy sản.

Chứng kiến những con số tăng trưởng ấn tượng, tuy nhiên theo VASEP, kể từ tháng 11/2022, tình hình đã xấu đi. Tháng 11 là lần đầu tiên kể từ đầu năm, tăng trưởng xuất khẩu thủy sản rơi xuống mức âm (giảm trên 14%) so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt khoảng 780 triệu USD, mức thấp nhất kể từ Tết Nguyên đán.

Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT  nhận định hoạt động xuất khẩu thủy sản bứt phá mạnh mẽ, thiết lập kỷ lục là nhờ những yếu tố thuận lợi của giai đoạn nửa đầu năm như: nhu cầu nhập khẩu cao, giá xuất khẩu sang các thị trường tăng mạnh 15 - 50%, nguồn nguyên liệu dồi dào từ lượng tồn kho sau làn sóng COVID-19 quý 3-2021.

Tín hiệu tích cực từ xuất khẩu thủy sản của Việt Nam - Ảnh 1
Xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỉ USD vào cuối năm 2023. 

Bên cạnh đó, nhờ kinh tế và môi trường kinh doanh ở Việt Nam ổn định và thuận lợi, nên các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã biến những thách thức thành cơ hội, tận dụng lợi thế của các hiệp định FTA cũng như nhu cầu của thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2022.

Theo ông Tiến, dự kiến kết thúc năm 2022, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ còn cán đích với con số 11 tỉ USD, tăng 25% so với năm 2021 - mốc kỷ lục lịch sử ngành thủy sản Việt Nam sau hơn 20 năm tham gia vào thị trường thế giới.

Một số mặt hàng tăng trưởng ấn tượng năm qua có xuất khẩu tôm lần đầu tiên vượt mốc 4 tỉ USD. Đây là mặt hàng số một trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam, chiếm tỉ trọng 39% trong tổng giá trị xuất khẩu của 11 tháng.

Cá tra với kim ngạch 2,3 tỉ USD, chiếm 22,4%; cá ngừ đạt 941 triệu USD, chiếm 9,2%; mực, bạch tuộc đạt 704 triệu USD, chiếm 6,9%; các loại khác mang lại kim ngạch 1,9 tỉ USD, chiếm 18,4%...

Trong 11 tháng qua, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam với kim ngạch trên 2 tỉ USD. Đứng thứ hai là Trung Quốc, khoảng 1,6 tỉ USD. Nhật Bản đứng thứ ba với khoảng 1,6 tỉ USD; EU khoảng 1,2 tỉ USD. Khối thị trường CPTPP (tính cả Nhật Bản) đạt khoảng 2,7 tỉ USD.

Linh Chi

Bạn đang đọc bài viết Tín hiệu tích cực từ xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Phú Yên và Khánh Hòa bắt tay hợp tác phát triển du lịch
Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong thúc đẩy phát triển kinh tế - du lịch bền vững, tỉnh Phú yên và Khánh Hòa tổ chức Hội nghị hợp tác phát triển du lịch giữa hai địa phương trong giai đoạn 2023-2025
Du lịch Đà Lạt - Có gì đặc trưng vào cuối năm? (Bài 2)
Đà Lạt mùa nào cũng có những nét riêng, nhưng người dân địa phương và du khách lại thường kháo nhau rằng mùa đẹp nhất ở Đà Lạt là thời điểm cuối năm, khoảng thời gian từ mùa Đông sang Xuân. Thời gian mà cảnh sắc thiên nhiên, khí trời dường như thơ hơn.
Du lịch Đà Lạt - Bạn trẻ ngày nay đi đâu, ăn gì? (Bài 1)
Đà Lạt - Thành phố du lịch Top đầu cả nước, không chỉ được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng khí hậu và cảnh sắc tuyệt vời, Đà Lạt còn có vô vàn sản phẩm du lịch hấp dẫn, điểm vui chơi lý thú làm say lòng bất cứ ai khi đặt chân đến thành phố tình yêu này.

Tin mới