Thứ năm, 03/10/2024 23:51 (GMT+7)
Thứ hai, 05/12/2022 06:56 (GMT+7)

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2022 đạt mức kỷ lục 7 tỷ tấn

Theo dõi KTMT trên

Năm 2022, thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều thuận lợi khi khách hàng mua gạo truyền thống là Philippines đã tăng nhập khẩu từ 2,9 triệu tấn lên 3,4 triệu tấn. Thị trường Trung Quốc cũng chuyển sang nhập khẩu với khối lượng lớn vào cuối năm.

Theo số liệu thống kê, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 11/2022 ước đạt 600 nghìn tấn với giá trị đạt 296 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 11 tháng năm 2022 đạt lần lượt 6,69 triệu tấn và 3,24 tỷ USD, tăng 16,3% về khối lượng và tăng 6,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng năm 2022 ước đạt 485 USD/tấn, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều thuận lợi

Thông tin về tình hình thị trường lúa gạo trong tháng 11/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trên thế giới, gạo xuất khẩu tại các nhà cung cấp hàng đầu châu Á tăng trong tháng qua.

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2022 đạt mức kỷ lục 7 tỷ tấn - Ảnh 1
Xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều thuận lợi. 

Tại Thái Lan, giá gạo tiêu chuẩn 5% tấm tăng kể từ đầu tháng 10/2022, ở mức 410-425 USD/tấn. Tại Ấn Độ, giá gạo của nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới tăng lên 373-378 USD/tấn do nhu cầu tăng và Chính phủ tích cực thu mua để khuyến khích nông dân gia tăng sản lượng trong nước. Nguồn cung hạn chế dành cho các nhà xuất khẩu do Chính phủ Ấn Độ đang tích cực mua lúa vụ mới từ nông dân.

Tại Việt Nam, giá gạo xuất khẩu đạt 438 USD/tấn – mức cao nhất kể từ tháng 7/2021. Giá gạo tăng do các thương nhân kỳ vọng nguồn cung giảm trong bối cảnh nhu cầu tăng vào cuối năm. Nhu cầu từ các khách hàng châu Âu nhiều hơn, đặc biệt là đối với các loại gạo chất lượng cao, gạo thơm và các thị trường trọng điểm như Philippines và Trung Quốc.

Năm 2022, thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam gặp nhiều thuận lợi khi khách hàng mua gạo truyền thống là Philippines đã tăng nhập khẩu từ 2,9 triệu tấn lên 3,4 triệu tấn. Thị trường Trung Quốc cũng chuyển sang nhập khẩu với khối lượng lớn vào cuối năm.

Một số quốc gia châu Âu có xu hướng nhập khẩu gạo nhiều hơn thay thế cho nguồn cung lúa mì bị sụt giảm mạnh vì xung đột Nga – Ukraine.

Xuất khẩu gạo cuối năm 2022 dự kiến xuất kỷ lục 7 tỷ tấn

Các dự báo và diễn biến thực tế cho thấy, gạo Việt Nam tiếp tục mở rộng đường xuất khẩu tại cả thị trường truyền thống và thị trường mới, dự kiến đạt mức kỷ lục 7 triệu tấn năm 2022. Đây là tin vui không chỉ cho người trồng lúa vùng ĐBSCL dịp cuối năm.

Không chỉ rộng cơ hội mở rộng đường xuất khẩu ngay tại thị trường truyền thống, gạo Việt còn có thêm nhiều khả năng tại thị trường mới. Điển hình là thị trường Indonesia. Lần đầu tiên sau 3 năm không phải nhập gạo dự trữ quốc gia, mới đây giới chức trách lương thực nước này dự kiến sẽ phải nhập khẩu 500.000 tấn gạo.

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2022 đạt mức kỷ lục 7 tỷ tấn - Ảnh 2
Xuất khẩu gạo cuối năm 2022 dự kiến xuất kỷ lục 7 tỷ tấn. 

Bên cạnh yếu tố dẻo và ngon hơn do là gạo lúa mới so với phần lớn gạo Thái là gạo cũ, còn có thêm yếu tố thời gian gần đây gạo Việt liên tục tạo dấu ấn mạnh tại các cuộc thi gạo ngon tại đấu trường quốc tế và khu vực. Chính vì vậy, Việt Nam có nhiều ưu thế hơn trong xuất khẩu gạo trên thị trường quốc tế.

Theo dự báo, khả năng giá lúa sẽ khởi sắc hơn là rất lớn. Đây được xem là tín hiệu vui cho người trồng lúa dịp cuối năm. Thực tế cho thấy, trước diễn biến tích cực trên thi trường xuất khẩu gạo, giá thu mua lúa tại các địa phương vùng ĐBSCL đang chuyển động theo hướng có lợi cho người trồng, thu ngắn những biến động về giá vật tư đầu vào. Hiện giá thu mua lúa Thu Đông đang tăng 100 - 400 đồng/kg. Cụ thể, lúa OM 5451 giá 6.600 - 6.800 đồng/kg, Nàng Hoa 9 giá 6.900 - 7.200 đồng/kg,...

Linh Chi

Bạn đang đọc bài viết Xuất khẩu gạo Việt Nam 2022 đạt mức kỷ lục 7 tỷ tấn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

"Ăn rừng" từ bán tín chỉ carbon
Người xưa có câu “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, để nói về việc tàn phá rừng sẽ chịu hậu quả. Nhưng giờ đây, “ăn rừng” không còn “rưng rưng” nữa, nhờ tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng. Đó là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế xanh, bền vững.