Thứ năm, 03/04/2025 01:42 (GMT+7)
Thứ sáu, 01/11/2019 07:30 (GMT+7)

Tìm giải pháp giảm phát thải thủy ngân từ hoạt động đốt than

Theo dõi KTMT trên

Hoạt động đốt than là một trong những nguồn phát thải quan trọng của thủy ngân ra môi trường. Thực tế đó cần được các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà sản xuất công nghiệp của châu Á phải tính tới để bảo vệ sức khỏe con người. Do đó, việc tìm ra những giải pháp cụ thể để giải quyết bài toán môi trường trong bối cảnh hiện nay là điều hết sức cần thiết.

Tìm giải pháp giảm phát thải thủy ngân từ hoạt động đốt than - Ảnh 1
PGS.TS. Phạm Quý Nhân phát biểu khai mạc Hội thảo sáng 31/10

Đó là khẳng định của PGS.TS. Phạm Quý Nhân - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại Hội thảo khu vực Châu Á-Thái Bình Dương về “Giảm phát thải thủy ngân từ hoạt động đốt than”.

Hội thảo này do Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phối hợp với Chương trình Môi trường Liên hợp quốc – UNEP tổ chức từ ngày 31/10-01/11 tại trụ sở Nhà trường. Đây là Hội thảo bên lề của “Hội nghị quốc tế về phát thải các chất ô nhiễm từ hoạt động đốt than lần thứ 14” đã diễn ra từ ngày 28-30/10/2019 tại Khách sạn Crowne Plaza West.

Chia sẻ ý tưởng, công nghệ giảm phát thải thủy ngân

Theo PGS.TS. Phạm Quý Nhân, Đứng trước thực trạng các nước thuộc khu vực Châu Á có tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh đã thúc đẩy mức độ tăng trưởng của những ngành công nghiệp có sử dụng thủy ngân trong sản xuất, làm cho châu lục này trở thành nơi thải ra lượng thủy ngân nhiều nhất, chiếm gần 50% lượng thải chất độc hại này của thế giới.

PGS.TS. Phạm Quý Nhân khẳng định hội thảo được tổ chức nhằm tạo ra một diễn đàn cho các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Hội thảo cũng là nơi để chia sẻ kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm quản lý và đưa ra những ý tưởng khoa học, hoạch định các chiến lược, xây dựng các chính sách và phát triển công nghệ kiểm soát, giảm thiểu chất ô nhiễm từ hoạt động sử dụng nhiên liệu than từ các quốc gia khác nhau.

Tìm giải pháp giảm phát thải thủy ngân từ hoạt động đốt than - Ảnh 2
PGS.TS. Phạm Quý Nhân trao quà lưu niệm cho bà Lesley Sloss, chuyên gia tư vấn của Trung tâm than đá sạch của IEA

Ông Eisaku Toda - Thư ký Công ước Minamata, UNEP, chủ trì Hội thảo cũng khẳng định hội thảo nhằm chia sẻ thông tin và hỗ trợ các quốc gia thực hiện nghĩa vụ của mình theo Công ước Minamata trong các lĩnh vực liên quan đến phát thải thủy ngân, khí thải từ hoạt động đốt than và góp phần bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.

Trong thời gian 2 ngày diễn ra hội thảo, ông Eisaku Toda hy vọng hội thảo sẽ tập trung chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận những nội dung về giải pháp về công nghệ, luật pháp chính sách nhằm giảm phát thải từ hoạt động đốt than.

Tìm giải pháp giảm phát thải thủy ngân từ hoạt động đốt than - Ảnh 3
Ông Eisaku Toda - Thư ký Công ước Minamata, UNEP chủ trì Hội thảo

Cụ thể tập trung thảo luận về nhóm các vấn đề chính sau: Phương pháp kỹ thuật tốt nhất hiện có và kinh nghiệm môi trường tốt nhất (BAT/BEP); Kiểm kê phát thải; Tiếp cận các công cụ chính sách: nội dung chính về Các quy định hiện hành và các chính sách dự định ban hành; Giới hạn phát thải thủy ngân; Chính sách về yêu cầu áp dụng BAT/BEP; Các chất ô nhiễm và các quy định góp phần kiểm soát phát thải thủy ngân; Giới thiệu về công cụ giáo dục trực tuyến e-learning; Các công việc trong tương lai, ý tưởng cho các dự án cấp quốc gia.

Sử dụng than sạch để kiểm soát thủy ngân

Trao đổi với PV Báo Tài nguyên và Môi trường bên lề hội thảo, bà Lesley Sloss, chuyên gia tư vấn của Trung tâm than đá sạch của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) cho biết: Để giảm các các chất ô nhiễm từ hoạt động đốt than cần có nhiều công nghệ. Giảm các chất ô nhiễm này chính là việc kiểm soát đa chất ô nhiễm nên giảm SOx, NOx cũng có tác dụng làm giảm hàm lượng thủy ngân. Một trong những biện pháp kiểm soát thủy ngân là sử dụng than sạch.

Cũng bên lề hội thảo, TS Phạm Thị Mai Thảo – Khoa Môi trường của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho rằng để giảm thiểu phát thải thủy ngân trong không khí từ việc đốt than, giải pháp đầu tiên là phải làm sạch than. Tiếp theo là thay thế than bằng các nguyên liệu tái tạo khác, chẳng hạn như: trấu, rơm rạ hoặc gỗ, củi. Tuy nhiên, không phải thay thế toàn bộ mà cùng đốt, nghĩa là giảm một lượng than đốt và thay bằng các nguyên liệu tái tạo trên.

Theo TS Phạm Thị Mai Thảo, khi quá trình đốt than đã được diễn ra và khí thải đã phát thải ra ngoài, cần có hệ thống xử lý khí thải đó như lắp đặt thiết bị xử lý khí thải từ lò hơi của nhà máy nhiệt điện đó để đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép về thủy ngân trước khi thải ra môi trường.

Tìm giải pháp giảm phát thải thủy ngân từ hoạt động đốt than - Ảnh 4
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo khu vực Châu Á-Thái Bình Dương về “Giảm phát thải thủy ngân từ hoạt động đốt than”

“Để làm được việc này, cần đề xuất các giải pháp chính sách có liên quan để giảm thiểu phát thải, như yêu cầu các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện xây dựng hệ thống xử lý khí thải, trong đó có phần kiểm soát về phát thải thủy ngân. Ngoài ra, trong một số quy chuẩn liên quan đến môi trường không khí cần đưa vào một số quy chuẩn liên quan đến thủy ngân, khi đó mới có căn cứ pháp lý và kỹ thuật để yêu cầu giảm phát thải thủy ngân trong quá trình đốt cháy than để sản xuất điện” - TS Phạm Thị Mai Thảo nhấn mạnh.

TS Phạm Thị Mai Thảo cho biết: “Trong khuôn khổ của hội thảo này và trong tương lai, tất cả thành viên tham gia hội thảo mong muốn hướng tới những hoạt động đầu tư và tập huấn để nâng cao nhận thức của các bên có liên quan, bao gồm: những người trong chính phủ, cơ quan quản lý, các doanh nghiệp liên quan đến sử dụng than trong sản xuất và hiểu biết về vai trò của đốt than, tác động của đốt than phát thải thủy ngân ra môi trường không khí”.

Bạn đang đọc bài viết Tìm giải pháp giảm phát thải thủy ngân từ hoạt động đốt than. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Phát hiện 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn
Trong khuôn khổ Đề án Tây Bắc, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố kết quả điều tra cho biết, đã phát hiện 110 mỏ khoáng sản quan trọng trên địa bàn, trong đó có 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn cùng nhiều mỏ khoáng sản quý khác.

Tin mới

Thay đổi công suất sản xuất và bổ sung sản phẩm: Dự án có phải xin cấp lại giấy phép môi trường?
Tình huống pháp lý của một công ty hoạt động sản xuất vật tư y tế đã được cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, nay có kế hoạch nhằm bổ sung thêm một mã sản phẩm mới, tăng công suất sản xuất lên 21% so với trước đây.
Vingroup tổ chức "Ngày hội Xanh 2025" tại Ocean City
Vingroup sẽ tổ chức Ngày hội Xanh thường niên 2025 tại Ocean City vào ngày 13/4/2025 với chủ đề “Kỷ nguyên Xanh - Kỷ nguyên vươn mình”, nhằm hưởng ứng Ngày Trái Đất và hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam...