Thứ năm, 03/04/2025 01:22 (GMT+7)
Thứ bảy, 16/04/2022 14:00 (GMT+7)

Tiền Giang xây dựng đê biển để chống sạt lở, bảo vệ môi trường

Theo dõi KTMT trên

Nhằm bảo vệ tuyến đê biển Gò Công trước nguy cơ xói lở, bảo vệ môi trường và giữ vùng nước ngọt, tỉnh Tiền Giang đã đầu tư 200 tỷ đồng để triển khai Dự án nâng cấp đê biển Gò Công giai đoạn 2.

Vừa qua, UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định số 1017/QĐ-UBND về việc Phê duyệt đánh giá tác động môi trường dự án Nâng cấp đê biển Gò Công giai đoạn 2. Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp nông thôn tỉnh Tiền Giang.

Theo Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết, dự án nâng cấp đê biển Gò Công giai đoạn 1 đã mang đến nhiều hiệu quả tích cực trong việc chống xói lở, bảo vệ môi trường và nguồn nước ngọt. Do đó, UBND tỉnh Tiền Giang đã quyết định đầu tư xây dựng tuyến dự án Nâng cấp đê biển Gò Công giai đoạn 2.

Cụ thể, UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định số 3869/QĐ-UBND về việc triển khai dự án nâng cấp đê biển Gò Công giai đoạn 2. Dự án có tổng kinh phí dự toán gần 200 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách địa phương và Trung ương.

Theo đó, Cụ thể, dự án sẽ xây dựng dựng tuyến đê giảm sóng có chiều dài 5.421 m với cao độ tường đỉnh đê giảm sóng là +2,3 m; kết cấu đê giảm sóng là kết cấu rỗng bằng cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn M600. Nâng cấp 320 m đoạn kè rọ đá bảo vệ bãi rác Phước Kiểng; nâng cấp sửa chữa ống cống dưới đê nhánh 2 và nhánh 3. Đồng thời, nạo vét tuyến luồng ngoài biển phục vụ vận chuyển cấu kiện vào vị trí công trình nạo vét, với khối lượng nạo vét khoảng 10.399 m3.

Tiền Giang xây dựng đê biển để chống sạt lở, bảo vệ môi trường - Ảnh 1
Tiền Giang đầu tư xây dựng tuyến đê biển Gò Công nhằm chống xói mòn và bảo vệ môi trường.

Thông tin với báo chí về dự án này, ông Nguyễn Đàm Thanh Tuyến, Phó Giám đốc phụ trách Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết, đơn vị này đang khẩn trương thực hiện các thủ tục cần thiết để trong quý 2 năm nay triển khai Dự án nâng cấp đê biển Gò Công giai đoạn 2. Dự án này nhằm gây bồi để trồng rừng phòng hộ bảo vệ tuyến đê biển Gò Công đang đứng trước nguy cơ sạt lở chân đê do rừng phòng hộ ven đê đã bị “xóa sổ”.

Được biết, tuyến đê biển Gò Công hiện có khả năng chống chịu bão cấp 8-9, ngăn chặn ảnh hưởng của triều cường, gió biển trong mùa gió chướng, bảo vệ an toàn hàng chục nghìn ha đất sản xuất lúa và an toàn tính mạng cho hàng chục nghìn hộ dân vùng ngọt hóa Gò Công của tỉnh Tiền Giang.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết, đây là công trình mang lại hiệu quả lớn trong phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vùng ven biển Gò Công nhiều khó khăn, tạo thêm động lực cho khu vực đi lên, phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cụ thể, sau khi được nâng cấp sẽ tăng cường tính ổn định, bảo vệ vững chắc và lâu dài tuyến đê biển hiện hữu, góp phần nâng cao khả năng ngăn triều cường, phòng, chống lụt bão, bảo vệ sản xuất và đời sống trong vùng. Đồng thời, tạo tuyến giao thông phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế và giữ vững an ninh quốc phòng trong khu vực ven biển Gò Công.

Mặt khác, từng bước kết nối bổ sung hệ thống giao thông khu vực với trục giao thông liên huyện, liên vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là kinh tế biển vùng phía Đông tỉnh Tiền Giang. Trước mắt, nâng cao hiệu quả phòng, chống thiên tai, bảo vệ tài sản, tính mạng nhân dân cũng như tạo thuận lợi để bà con trong vùng dự án, mà đặc biệt là huyện ven biển Gò Công Đông đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nhân rộng các mô hình chuyển đổi sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu, ổn định cuộc sống và đổi mới diện mạo nông nghiệp - nông thôn.

Thư Anh

Bạn đang đọc bài viết Tiền Giang xây dựng đê biển để chống sạt lở, bảo vệ môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Áp lực chuyển đổi xanh buộc doanh nghiệp đổi mới
Chuyển đổi xanh và chuyển đổi số mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, giúp thúc đẩy phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng các yêu cầu từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, song hành với cơ hội là những thách thức đáng kể.

Tin mới

Thay đổi công suất sản xuất và bổ sung sản phẩm: Dự án có phải xin cấp lại giấy phép môi trường?
Tình huống pháp lý của một công ty hoạt động sản xuất vật tư y tế đã được cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, nay có kế hoạch nhằm bổ sung thêm một mã sản phẩm mới, tăng công suất sản xuất lên 21% so với trước đây.
Vingroup tổ chức "Ngày hội Xanh 2025" tại Ocean City
Vingroup sẽ tổ chức Ngày hội Xanh thường niên 2025 tại Ocean City vào ngày 13/4/2025 với chủ đề “Kỷ nguyên Xanh - Kỷ nguyên vươn mình”, nhằm hưởng ứng Ngày Trái Đất và hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam...