Thứ sáu, 19/04/2024 22:02 (GMT+7)
Thứ năm, 30/06/2022 08:16 (GMT+7)

Hà Nội: Ai sẽ giải bài toán rác thải sinh hoạt... "đình công"?

Theo dõi KTMT trên

Theo thống kê tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội ước tính khoảng 7.000 tấn/ngày đêm; được tiếp nhận, xử lý hàng ngày khoảng 6.500 tấn

Hà Nội: Giải pháp nào cho thực trạng bất cập trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt?

LTS:Theo thống kê tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội ước tính khoảng 7.000 tấn/ngày đêm; được tiếp nhận, xử lý hàng ngày khoảng 6.500 tấn, tập trung tại hai khu xử lý chính là Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn và Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn nhưng đôi khi vẫn xảy ra việc ùn ứ cục bộ gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan và ảnh hưởng đến đời sống của người dân Thủ đô trong khi đó, những dự án nhà máy rác được hình thành ra dần dần chết yểu ảnh hưởng trực tiếp tới người dân nơi sinh sống.

Từ thực trạng trên,Tạp chí Điện tử Kinh tế Môi trường phối kết hợp cùng với các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, môi trường, từ thực tế của nhóm phóng viên tổ chức chuyên đề: "Giải pháp nào cho thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt của TP Hà Nội" nhằm có cái nhìn tổng quan về việc thu gom xử lý rác thải rắn sinh hoạt, để có những kiến nghị, đề xuất và đưa ra giải pháp phù hợp góp phần vì một thành phố xanh-sạch-đẹp và văn minh hơn.

Bài 1: Hàng loạt dự án đốt rác phát điện ở Hà Nội chậm tiến độ vì đâu?

Hàng năm, khu vực nội đô thành phố Hà Nội thường xảy ra việc ùn ứ rác thải rắn sinh hoạt cục bộ, có thời điểm lên đến cả tuần rác không được vận chuyển đến các điểm tập kết để xử lý.

Rác thải rắn sinh hoạt đang tồn tại nhiều bất cập

Tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn TP. Hà Nội có đến 17 khu xử lý rác trong quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô trong đó 08 khu hiện hữu được nâng cấp, mở rộng và 09 khu đầu tư mới. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có 03 nơi đang hoạt động là Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn và Khu xử lý chất thải Cầu Diễn. 

Hà Nội: Ai sẽ giải bài toán rác thải sinh hoạt... "đình công"? - Ảnh 1
Hình ảnh rác thải sinh hoạt hàng ngày thi thoảng lại ùn ứ tại các quận nội thành ở Thủ đô (Hình ảnh rác thải ùn ứ vào cuối tháng 6.2022 vừa qua).

Mới đây nhất từ ngày 15-20/6/2022, trên địa bàn một số quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Đống Đa, Nam Từ Liêm ùn ứ rác thải sinh hoạt nghiêm trọng. Tại những khu vực rác thải ùn ứ khiến nước rỉ rác chảy tràn ra đường trong lúc thời tiết nóng bức, bốc mùi hôi thối khó chịu. Nguyên nhân được xác định do Khu liên hiệp xử lý rác thải Nam Sơn (bãi rác Nam Sơn) ở huyện Sóc Sơn đang bị quá tải khiến phương tiện đi vào bãi khó khăn, ảnh hưởng đến việc xử lý.

Trong đó, lượng rác thải sinh hoạt được xử lý tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, huyện Sóc Sơn khoảng 5.000 - 5.300 tấn/ngày đêm; tại Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây khoảng 1.200 - 1.300 tấn/ngày đêm. Hiện tại việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện với 2 phương pháp chôn lấp khoảng 89% và 11% được xử lý bằng phương pháp đốt. Như vậy, cơ bản mới tạo lợi ích vệ sinh môi trường, ít có lợi ích về kinh tế, xã hội.

Trong bối cảnh đó TP.Hà Nội trong thời gian qua đã chấp nhận chủ trương đầu tư đối với nhiều dự án đốt rác công nghệ cao phát điện tầm cỡ trên địa bàn. Tuy nhiên, hầu hết các dự án này đều nhiều lần chậm tiến độ, có dự án khởi công xây dựng cách đây hơn 10 năm nhưng hiện vẫn bỏ hoang, có dự án thì bị thu hồi do chậm tiến độ…

Chậm tiến độ dự án xử lý rác thải phát điện

Đầu tiên phải kể đến Dự án Nhà máy điện rác Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) có tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỉ đồng bằng vốn nước ngoài. Chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần Môi trường năng lượng Thiên Ý, Tổng thầu MCC (Trung Quốc) là đơn vị thực hiện.

Hà Nội: Ai sẽ giải bài toán rác thải sinh hoạt... "đình công"? - Ảnh 2
Dự án Nhà máy điện rác Sóc Sơn vẫn chưa thể đi vào hoạt động dù được các cấp lãnh đạo ban ngành rất quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ. Ảnh Báo Lao Động

Nhà máy điện rác Sóc Sơn được UBND TP.Hà Nội chấp thuận chủ trương từ cuối năm 2017, do nhà đầu tư nước ngoài thi công và vận hành. Nhà máy với công suất xử lý 4.000 tấn rác/ngày, được cho là lớn nhất Việt Nam hiện nay.

 Khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ xử lý rác tại 9 quận nội thành. Dự án sử dụng công nghệ đốt rác bằng lò ghi cơ học của Bỉ. Dự kiến lượng điện thu được từ nhà máy khoảng 75 MW điện mỗi giờ.

Theo dự kiến Dự án sẽ hoàn thành dự án vào tháng 8/2020 và vận hành chính thức đốt rác phát điện vào đúng dịp tháng 10/2020. Tuy nhiên, sau đó Công ty Thiên Ý đề nghị thành phố cho phép lùi thời hạn bắt đầu tiếp nhận rác đến tháng 5/2021 (dự kiến tiếp nhận 2.000 tấn rác/ngày) và đến tháng 6/2021 sẽ bắt đầu tổ chức đốt rác theo quy định.

Thế nhưng ngày 17/6, Ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật Sở Xây dựng Hà Nội đã phải yêu cầu Nhà máy điện rác Sóc Sơn của Công ty năng lượng môi trường Thiên Ý chuẩn bị đầy đủ năng lực, thiết bị, nhân lực đảm bảo an toàn tiếp nhận khối lượng 3.000 tấn rác phân luồng từ các quận huyện kể trên. Thời gian tiếp nhận về nhà máy rác Thiên Ý dự kiến từ 7 giờ 30 phút đến 16 giờ từ ngày 18-20/6. Tuy nhiên không hiểu lý do vì sao đến thời điểm hiện tại nhà máy này vẫn chưa hoạt động

Tiếp đến là nhà máy xử lý rác thải nhiệt phân plasma Đông Anh (xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội). Đây là dự án của Công ty cổ phần đầu tư Thành Quang, được khởi công xây dựng từ tháng 12.2011 với tổng mức đầu tư trên 768 tỉ đồng. Với công suất thiết kế xử lý 500 tấn rác mỗi ngày, nhà máy được kỳ vọng sẽ xử lý rác thải công nghiệp, y tế và khoảng 100 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày ở huyện Đông Anh, qua đó giảm tải cho bãi rác Nam Sơn (huyện Sóc Sơn). Tuy vậy, đến nay sau 11 năm cùng 3 lần điều chỉnh tiến độ, nhà máy vẫn chưa đi vào hoạt động.

Hà Nội: Ai sẽ giải bài toán rác thải sinh hoạt... "đình công"? - Ảnh 3

Dự án nhà máy xử lý rác thải nhiệt phân plasma Đông Anh sau hơn 10 năm vẫn chưa đi vào hoạt động.

Riêng với 2 dự án là Nhà máy xử lý rác công suất 1.000 tấn/ngày đêm của liên danh T&T và Hitachizonshen; Nhà máy xử lý rác của Công ty TNHH Indovin Power 500 tấn/ngày đêm do không triển khai, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo đến nhà đầu tư về thời hạn thu hồi dự án theo quy định.

Phát biểu trước báo giới PGS. TS Bùi Thị An - nguyên Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng cho rằng, việc dự án chậm tiến độ sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân cũng như tốn kém về mặt kinh tế. Tồn đọng rác với khối lượng lớn sẽ gây ô nhiễm môi trường, cả đất, cả nước và không khí. Cũng vì ô nhiễm môi trường dẫn đến người dân bức xúc dẫn đến tác động làm lộn xộn trong xã hội. Nếu để ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe, từ đó ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

Cũng bàn về vấn đề trên, PGS. TS Trương Mạnh Tiến, Ủy viên đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho biết, hiện Hà Nội có một số nhà máy vận hành của Nhật nhưng công suất nhỏ nên vấn đề tồn đọng rác vẫn căng thẳng: Vừa rồi Hà Nội mới chỉ làm được việc dùng một số chế phẩm để giảm mùi nhưng lượng rác tồn đọng lâu lắm rồi, chôn lấp rác bao nhiêu chục năm qua vẫn thế. Bây giờ tới thời hạn mà dự án không xong dù Hà Nội cũng đang cố gắng và chịu nhiều áp lực.

Bài 2: Cận cảnh loạt nhà máy xử lý rác thải đang nằm trên...bàn giấy

Nhóm PV

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Ai sẽ giải bài toán rác thải sinh hoạt... "đình công"?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sắp đón mưa lớn
Theo Dự báo của Trung tâm khí tượng thuỷ văn quốc gia, đêm nay (17/4) Hà Nội sẽ đón mưa rào rải rác và có nơi có dông.

Tin mới