Thứ năm, 03/04/2025 03:21 (GMT+7)
Thứ hai, 28/12/2020 11:50 (GMT+7)

Thiên đường Venice lại bị đe dọa vì nước biển dâng

Theo dõi KTMT trên

Theo South China Morning Post (SCMP), chính quyền TP Venice (Ý) đã phải kích hoạt hệ thống phòng chống lũ lụt của thành phố này hôm 27/12 khi mực nước biển dâng cao.

Thị trưởng thành phố Venice Luigi Brugnaro đã viết trên trang Twitter của ông rằng ông dự đoán mực nước sẽ còn dâng cao hơn bình thường khoảng 130 cm vào ngày 28/12.

Và để đối phó với vấn đề này, ông Brugnaro cho biết chính quyền thành phố sẽ kích hoạt hệ thống đê phòng chống lũ lụt MOSE.

Thiên đường Venice lại bị đe dọa vì nước biển dâng - Ảnh 1
Quảng trường St. Mark bị nhấn chìm trong biển nước hồi cuối năm 2019. (Ảnh: Reuters)

MOSE là từ viết tắt tiếng Italy của “Module điện cơ thí nghiệm”, lấy cảm hứng từ Thánh Moses rẽ nước Biển Đỏ trong Kinh thánh. Đại dự án ra đời sau trận lụt lịch sử năm 1966.

MOSE gồm 78 cổng cơ động khổng lồ dưới nước để chống lũ, ngăn nước từ biển Adriatic và đầm phá Venetian. Các cổng được thiết kế để trồi lên khi triều cường bất ngờ dâng cao. Chúng sẽ bịt kín đầm phá lại.

Tuy nhiên, dự án này đã bị trì hoãn kể từ thập niên 1980, hai lần trễ thời hạn năm 2011, 2018, với chi phí tăng từ 1,3 tỉ euro (35.326 tỉ đồng) lên 5,5 tỉ euro.

Các đợt nước cao ở Venice thường xuất hiện từ tháng 10 tới tháng 3 hàng năm và kéo dài hai giờ, chủ yếu ảnh hưởng tới hai khu vực thấp nhất thành phố là San Marco và Rialto. Hiện tượng này do nhiều yếu tố kết hợp gây ra, bao gồm triều cường cao bất thường, áp suất khí quyển thấp và sự hiện diện của gió sirocco phương nam.

Trong những năm gần đây, tần suất và mức độ thiệt hại do nước cao gây ra ngày càng tăng do biến đổi khí hậu. Vào ngày 12/11/2019, thành phố bị tàn phá bởi đợt nước dâng cao 187 cm khiến gần 90% diện tích ngập lụt. Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình phục hồi và số lượng du khách giảm mạnh.

Báo cáo mới nhất của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Italy cho thấy mực nước biển vào năm 2100 sẽ tăng từ 60-110 cm, nếu khí thải tiếp tục tăng.

Lũ lụt ở Venice có liên quan đến triều cường. Trong những ngày gần đây, nước đã tràn vào thành phố từ một đến hai lần/ngày. Tình hình được dự đoán ngày càng trở nên tồi tệ hơn khiến nhiều người dân tuyệt vọng về tương lai của thành phố.

Trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 20, Venice đã hứng chịu 5 đợt triều cường dâng cao hơn 110 cm. Hai thập kỷ đầu của thế kỷ 21, thành phố này phải chứng kiến những đợt triều cường tương tự hơn 130 lần.

Hà Linh

Bạn đang đọc bài viết Thiên đường Venice lại bị đe dọa vì nước biển dâng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới

Thay đổi công suất sản xuất và bổ sung sản phẩm: Dự án có phải xin cấp lại giấy phép môi trường?
Tình huống pháp lý của một công ty hoạt động sản xuất vật tư y tế đã được cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, nay có kế hoạch nhằm bổ sung thêm một mã sản phẩm mới, tăng công suất sản xuất lên 21% so với trước đây.
Vingroup tổ chức "Ngày hội Xanh 2025" tại Ocean City
Vingroup sẽ tổ chức Ngày hội Xanh thường niên 2025 tại Ocean City vào ngày 13/4/2025 với chủ đề “Kỷ nguyên Xanh - Kỷ nguyên vươn mình”, nhằm hưởng ứng Ngày Trái Đất và hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam...