Thứ tư, 08/05/2024 19:18 (GMT+7)
Thứ tư, 05/05/2021 14:56 (GMT+7)

Thị trường carbon của EU 'nóng' lên với mục tiêu khí hậu mới

Theo dõi KTMT trên

Giá giấy phép carbon của Liên minh châu Âu (EU) đã lần đầu tiên vượt mức 50 euro (60,06 USD)/tấn, do nhu cầu từ các nhà đầu tư tăng mạnh và EU siết chặt các chính sách về khí hậu.

Thị trường carbon của EU 'nóng' lên với mục tiêu khí hậu mới - Ảnh 1
Kiểm soát lượng khí thải carbon đang là bài toán kinh tế chung của các nước Châu Âu. 

Thị trường carbon EU là công cụ chính của khối này nhằm hạn chế lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính - nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu.

Theo đó, các nhà máy điện, các ngành công nghiệp và các hãng hàng không có các chuyến bay trong phạm vi châu Âu phải mua giấy phép carbon khi gây ô nhiễm môi trường.

Trong bối cảnh EU đang nỗ lực nhằm đạt được các mục tiêu khí hậu lớn hơn, trong đó có mục tiêu mới, mang tính ràng buộc về mặt pháp lý là cắt giảm ít nhất 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030, thị trường carbon của EU càng trở nên sôi động.

Trong phiên giao dịch ngày 4/5, các tín chỉ phát thải của EU (EUA) đã lên mức 50,05 euro/tấn - mức cao nhất kể từ khi thị trường carbon ra mắt vào năm 2005. Kể từ đầu năm, hợp đồng chuẩn tháng 12/2021 đã tăng khoảng 50%.

Theo nhà phân tích Ingvild Sorhus thuộc Refinitiv, có nhiều yếu tố dẫn tới giá giấy phép carbon tăng, trong đó có hỗ trợ chính sách từ mục tiêu khí hậu mới của EU, cùng với nhu cầu giấy phép tăng từ các nhà đầu tư tài chính.

Giới phân tích cho rằng trong những năm tới giấy phép carbon EU có thể còn tăng cao hơn.

PV

Bạn đang đọc bài viết Thị trường carbon của EU 'nóng' lên với mục tiêu khí hậu mới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024
Vừa qua, một số ngân hàng đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) với nhiều kế hoạch đáng chú ý liên quan đến việc tái cơ cấu, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng vốn điều lệ.

Tin mới

“Xanh hóa” bao bì thực phẩm, nói dễ khó làm!
“Xanh hóa” bao bì thực phẩm không chỉ là xu hướng mà còn là sự chuyển đổi chiến lược của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu về môi trường. Tuy nhiên, quá trình xanh hóa đòi hỏi nguồn vốn, thời gian, cũng như nâng cao trình độ nguồn nhân lực.