Thứ năm, 25/04/2024 07:54 (GMT+7)
Thứ bảy, 24/04/2021 10:35 (GMT+7)

Sàn giao dịch thị trường Carbon: Hướng tới nền kinh tế xanh

Theo dõi KTMT trên

Để tiếp cận dòng tài chính xanh cho các dự án phát triển bền vững, việc xây dựng một sàn giao dịch dựa trên công nghệ Blockchain 4.0 dành cho tín chỉ Carbon, chứng chỉ xanh, trái phiếu xanh... đang là một hướng đi mới tại Việt Nam.

Thông tin được đưa ra tại diễn đàn “Thị trường tín chỉ Carbon – Tương lai của Green Fintech tại Việt Nam” đã diễn ra tối ngày 23/4, tại Hà Nội.

Sàn giao dịch thị trường Carbon: Hướng tới nền kinh tế xanh - Ảnh 1
Toàn cảnh buổi diễn đàn.

Chương trình có sự tham dự của TS Đặng Anh tuấn – Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng – Tài chính (Đại học Kinh tế Quốc dân); TS Lương Thái Bảo – Trưởng ban điều hành Chương trình Cử nhân Công nghệ Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân; ông Vũ Trung Kiên – Giám đốc Công ty Cổ phần Tân Nguyên cùng đông đảo các bạn sinh viên.

Nhằm góp phần thực hiện các cam kết giảm phát thải theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, Luật Bảo vệ môi trường mới 2020 đã công nhận tín chỉ Carbon như một loại hàng hoá và sẽ được quy định cụ thể ở các văn bản dưới Luật trong thời gian tới. Mặc dù Việt Nam bước đầu đã có một số giao dịch tín chỉ quốc tế, tuy nhiên, đến nay, việc công nhận và hành phát tín chỉ Carbon vẫn phụ thuộc vào bên thứ 3 là các tổ chức hoặc các cơ chế tín chỉ quốc tế. Hình ảnh của bên bán ở Việt Nam thì vẫn còn khá mờ nhạt. 

Tại sự kiện Công nghệ quốc gia Techfest 2020, Dự án Sàn Giao dịch Tín chủ Carbon đã chính thức ra mắt, hướng tới xây dựng một sàn giao dịch dựa trên công nghệ Blockchain 4.0 dành cho các loại đặc biệt như: Tín chỉ Carbon, chứng chỉ xanh, trái phiếu xanh. Theo TS Lương Thái Bảo, chi phí bảo vệ môi trường chiếm một phần không nhỏ trong các hoạt động phát triển bền vững. Sàn giao dịch Tín chỉ Carbon dựa trên công nghệ Blockchain 4.0 sẽ giúp tạo một môi trường thuận lợi cho giao dịch tín chỉ Carbon, đồng thời, thúc đẩy các giải pháp giảm thải khí thải khí nhà kính, hướng tới nền kinh tế xanh và bền vững.

Cụ thể, sàn giao dịch hoạt động dựa trên phương thức trao đổi giữa bên nhà máy/doanh nghiệp (bên phát thải) và chủ đầu xan/lao động sạch (bên giảm thải). Nếu các nhà máy/doanh nghiệp không thể giảm phát thải hoặc không tuân thủ Cơ chế giảm và bù đắp Carbon, họ sẽ có thể phải mua những tín chỉ Carbon này để bù đắp lượng phát thải của mình.

Theo ông Vũ Trung Kiên, tín chỉ Carbon là loại hàng hóa mang tính quốc tế từ bản chất và từ quy định quốc tế, cao nhất là Thỏa thuận Paris. Bên cạnh đó, một loại hàng hóa tiềm năng khác là hạn ngạch phát thải do cơ quan Nhà nước giao cho các doanh nghiệp, đơn vị. Điều này cũng đã có trong Luật Bảo vệ môi trưởng 2020 và thời gian tới cần thêm các quy định pháp lý cụ thể, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động mua bán. Trong thời gian đến khi có quy định cụ thể, sàn giao dịch khi đi vào vận hành sẽ ưu tiên các tín chỉ đã có xác nhận của cơ quan Nhà nước, hoặc một tổ chức quốc tế để tăng tính minh bạch và đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Tại Diễn đàn, các diễn giả đã cùng giải đáp thắc mắc của các bạn sinh viên về tiềm năng phát triển thị trường giao dịch Carbon, xu hướng mua bán phát thải quốc tế, các bên có nhu cầu mua tín chỉ, việc xác minh các giao dịch trên sàn, giao dịch sẽ được thực hiện dựa trên một giá trị chung nào... Ngoài ra, các bạn quan tâm cũng có cơ hội tham gia một dự án về Hệ thống giao dịch khí thải thông minh trong thời gian tới.

Thu Minh

Bạn đang đọc bài viết Sàn giao dịch thị trường Carbon: Hướng tới nền kinh tế xanh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024
Vừa qua, một số ngân hàng đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) với nhiều kế hoạch đáng chú ý liên quan đến việc tái cơ cấu, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng vốn điều lệ.
Petrovietnam kinh doanh ra sao trong quý I?
Trong quý I/2024, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Trong đó, khai thác dầu thô đạt 2,54 triệu tấn, vượt 19,4% .

Tin mới

WB: Kinh tế Việt Nam đang hồi phục tăng trưởng
Theo Báo cáo cập nhật kinh tế 6 tháng Điểm lại mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4, Kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau, với dự báo tăng trưởng sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6,0% vào năm 2025.